Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần tạo dựng lòng tin vào thị trường

PV đã trao đổi với TS Nguyễn Quang A xung quanh về những giải pháp để chặn vòng xoáy hay những phản ứng dây chuyền của lạm phát.

Bão giá đang chạm tới mọi ngóc ngách của đời sống, đặc biệt là đối với người nghèo. Những nỗ lực của Chính phủ thời gian gần đây để nhằm ổn định nền kinh tế, ngăn ngừa lạm phát theo ông là hợp lý?

Thực ra bão giá đang hoành hành. Hỏi tất cả các bà nội trợ, mọi người dân ai cũng thấy vậy rồi. Chính phủ đã có nỗ lực rất lớn để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và không đặt mục tiêu tăng trưởng lên hàng đầu. Đấy là sự thay đổi lớn trong tư duy kinh tế, và rất đáng hoan nghênh. Bảy giải pháp mà Chính phủ nêu ra đều tốt và trúng cả. Vấn đề là thực hiện sao cho ráo riết, hiệu quả.

Theo TS Nguyễn Quang A, việc tăng tỷ giá, giảm lãi suất để kiềm chế lạm phát chỉ là giải pháp có tính chất chữa cháy.

Nhiều ý kiến cho rằng, một số biện pháp được đưa ra dường như mang tính chữa cháy nhiều hơn là giải quyết vấn đề một cách căn cơ, hệ thống?

Một phần thì đúng vậy. Tuy nhiên trong các biện pháp chữa cháy này cũng có những biện pháp căn cơ, dài hạn. Thí dụ, sự đồng bộ hơn của chính sách tài khóa và tiền tệ. Cắt giảm chi tiêu ngân sách, giảm bội chi ngân sách, giám sát chặt chẽ và tăng hiệu quả các khoản đầu tư của Nhà nước, của các tập đoàn kinh tế nhà nước, chống đô la hóa, vàng hóa nền kinh tế,… là các biện pháp căn cơ và nếu làm tốt và liên tục sẽ có tác động tốt trong ngắn, trung và dài hạn.

Kết thúc 2 tháng của quý I, lạm phát đã xấp xỉ 4%, rõ ràng khả năng kiềm chế ở mức 7% cả năm là không thể. Vậy theo ông còn những khó khăn gì đặt ra trong những tháng tiếp theo của năm?

Tôi nghĩ chắc chắn mục tiêu lạm phát không quá 7% là không thể thực hiện được. Có các quan chức nói lạm phát sẽ ở con số 9% gì đó. Tôi cầu mong cho dự đoán của họ trở thành hiện thực. Các căn bệnh dường như đã bắt trúng. Đấy là đầu tư nhà nước, chi tiêu ngân sách, đầu tư của các tập đoàn không hiệu quả. Trị được căn bệnh này thì là trị được căn bệnh lâu dài. Kê đơn như thế không có gì đáng trách, vấn đề là có chịu uống thuốc đều đặn hay không!

Nhiều giải pháp đã được đưa ra để giải bài toán lạm phát như: Giảm lãi suất huy động, cắt cơn sốt USD, tăng tính cạnh tranh của các mặt hàng được tăng giá…Quan điểm của ông về những biện pháp hành chính này?

Tăng tính cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, tăng hiệu quả chi tiêu và đầu tư của tất cả các khoản đầu tư dù là của tư nhân, doanh nghiệp nhà nước hay chính phủ, tạo dựng lại lòng tin của tất cả những người tham gia thị trường, tạo dựng môi trường pháp lý công bằng, nghiêm minh, tiết kiệm chi tiêu,… mới là cái gốc.

Còn việc giảm lãi suất không thể bằng công cụ hành chính, cắt cơn sốt USD,… chỉ là các biện pháp chữa cháy. Nên nhớ rằng các lực lượng thị trường mạnh hơn ý chí của bất cứ ai, có thể can thiệp hành chính nhất thời chứ không thể liên tục.

Bão giá đang làm người dân hoang mang, vậy cần phải làm gì để ổn định lòng tin, hạn chế tối đa những tác động dây chuyền của lạm phát, bão giá?

Người ta thường đổ cho giá cả thế giới gia tăng, thiên tai… khi lạm phát tăng cao. Hãy nhìn thẳng vào sự thật, ở tất cả mọi nơi lạm phát chủ yếu do chính sách gây ra và vì thế Chính phủ cần có cách để ngăn chặn hay kiềm chế lạm phát. Tất cả các lý thuyết kinh tế và kinh nghiệm quốc tế đều củng cố cho nhận định trên.

Tôi hy vọng Chính phủ hiểu rõ điều này, và các biện pháp kiên quyết vừa được đưa ra chứng tỏ điều đó. Chính phủ làm tốt công việc của mình thì có thể chặn được vòng xoáy hay những phản ứng dây chuyền vì khi nó đã bùng phát thì dẫu có thông minh đến mấy, kiên quyết đến mấy cũng bó tay. Cho nên phải hành động tích cực, liên tục vì lạm phát là kẻ thù của mọi chúng ta.

NTNN đã trao đổi với TS Nguyễn Quang A xung quanh về những giải pháp để chặn vòng xoáy hay những phản ứng dây chuyền của lạm phát.

Bão giá đang chạm tới mọi ngóc ngách của đời sống, đặc biệt là đối với người nghèo. Những nỗ lực của Chính phủ thời gian gần đây để nhằm ổn định nền kinh tế, ngăn ngừa lạm phát theo ông là hợp lý?

Thực ra bão giá đang hoành hành. Hỏi tất cả các bà nội trợ, mọi người dân ai cũng thấy vậy rồi. Chính phủ đã có nỗ lực rất lớn để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và không đặt mục tiêu tăng trưởng lên hàng đầu. Đấy là sự thay đổi lớn trong tư duy kinh tế, và rất đáng hoan nghênh. Bảy giải pháp mà Chính phủ nêu ra đều tốt và trúng cả. Vấn đề là thực hiện sao cho ráo riết, hiệu quả.

Theo TS Nguyễn Quang A, việc tăng tỷ giá, giảm lãi suất để kiềm chế lạm phát chỉ là giải pháp có tính chất chữa cháy.

Nhiều ý kiến cho rằng, một số biện pháp được đưa ra dường như mang tính chữa cháy nhiều hơn là giải quyết vấn đề một cách căn cơ, hệ thống?

Một phần thì đúng vậy. Tuy nhiên trong các biện pháp chữa cháy này cũng có những biện pháp căn cơ, dài hạn. Thí dụ, sự đồng bộ hơn của chính sách tài khóa và tiền tệ. Cắt giảm chi tiêu ngân sách, giảm bội chi ngân sách, giám sát chặt chẽ và tăng hiệu quả các khoản đầu tư của Nhà nước, của các tập đoàn kinh tế nhà nước, chống đô la hóa, vàng hóa nền kinh tế,… là các biện pháp căn cơ và nếu làm tốt và liên tục sẽ có tác động tốt trong ngắn, trung và dài hạn.

Kết thúc 2 tháng của quý I, lạm phát đã xấp xỉ 4%, rõ ràng khả năng kiềm chế ở mức 7% cả năm là không thể. Vậy theo ông còn những khó khăn gì đặt ra trong những tháng tiếp theo của năm?

Tôi nghĩ chắc chắn mục tiêu lạm phát không quá 7% là không thể thực hiện được. Có các quan chức nói lạm phát sẽ ở con số 9% gì đó. Tôi cầu mong cho dự đoán của họ trở thành hiện thực. Các căn bệnh dường như đã bắt trúng. Đấy là đầu tư nhà nước, chi tiêu ngân sách, đầu tư của các tập đoàn không hiệu quả. Trị được căn bệnh này thì là trị được căn bệnh lâu dài. Kê đơn như thế không có gì đáng trách, vấn đề là có chịu uống thuốc đều đặn hay không!

Nhiều giải pháp đã được đưa ra để giải bài toán lạm phát như: Giảm lãi suất huy động, cắt cơn sốt USD, tăng tính cạnh tranh của các mặt hàng được tăng giá…Quan điểm của ông về những biện pháp hành chính này?

Tăng tính cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, tăng hiệu quả chi tiêu và đầu tư của tất cả các khoản đầu tư dù là của tư nhân, doanh nghiệp nhà nước hay chính phủ, tạo dựng lại lòng tin của tất cả những người tham gia thị trường, tạo dựng môi trường pháp lý công bằng, nghiêm minh, tiết kiệm chi tiêu,… mới là cái gốc.

Còn việc giảm lãi suất không thể bằng công cụ hành chính, cắt cơn sốt USD,… chỉ là các biện pháp chữa cháy. Nên nhớ rằng các lực lượng thị trường mạnh hơn ý chí của bất cứ ai, có thể can thiệp hành chính nhất thời chứ không thể liên tục.

Bão giá đang làm người dân hoang mang, vậy cần phải làm gì để ổn định lòng tin, hạn chế tối đa những tác động dây chuyền của lạm phát, bão giá?

Người ta thường đổ cho giá cả thế giới gia tăng, thiên tai… khi lạm phát tăng cao. Hãy nhìn thẳng vào sự thật, ở tất cả mọi nơi lạm phát chủ yếu do chính sách gây ra và vì thế Chính phủ cần có cách để ngăn chặn hay kiềm chế lạm phát. Tất cả các lý thuyết kinh tế và kinh nghiệm quốc tế đều củng cố cho nhận định trên.

Tôi hy vọng Chính phủ hiểu rõ điều này, và các biện pháp kiên quyết vừa được đưa ra chứng tỏ điều đó. Chính phủ làm tốt công việc của mình thì có thể chặn được vòng xoáy hay những phản ứng dây chuyền vì khi nó đã bùng phát thì dẫu có thông minh đến mấy, kiên quyết đến mấy cũng bó tay. Cho nên phải hành động tích cực, liên tục vì lạm phát là kẻ thù của mọi chúng ta.

Xin cảm ơn ông!

(Báo dân việt)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • ‘Kinh tế năm nay dự báo sẽ khó khăn hơn 2009’
  • “Tăng giá một số mặt hàng thiết yếu là cần thiết”
  • Có hơn 50% người Việt quan tâm đến hàng nội
  • Tăng giá xăng, điện là không thể lùi được nữa
  • Đừng để chính sách… cô đơn
  • Chủ động giữ lửa cho thị trường
  • Kiểm soát lạm phát: Nhất quán và nhẫn nại
  • Nếu dùng đúng công cụ, tháng 5 lãi suất sẽ giảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi