Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nếu dùng đúng công cụ, tháng 5 lãi suất sẽ giảm

Trao đổi với PV, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia Lê Đức Thúy cho rằng, nếu Ngân hàng Nhà nước dùng “đúng công cụ” chính sách, thì lãi suất sẽ sớm điều chỉnh về mức hợp lý.

Việc điều chỉnh tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước, dù mới diễn ra hơn 10 ngày, nhưng  thị trường tự do đã xác lập giá USD mới. Theo ông, đó có phải là “sự xáo trộn thị trường”, và liệu có phải tiếp tục điều chỉnh tỉ giá trong năm nay?  

- Sau điều chỉnh tỉ giá liên ngân hàng bao giờ cũng có “sóng”. Đó là bình thường. Nhưng, với  “cú” điều chỉnh mạnh đến 9,3% và sự tăng nhanh của giá USD trên thị trường tự do như những ngày qua, cũng có nhiều cái cần thêm quyết sách.
 
Trong các cuộc “lấy ý kiến” về điều chỉnh tỉ giá, ý kiến của tôi là cần điều chỉnh, nhưng mức mà tôi tham mưu không cao đến thế (9,3%). Vì điều chỉnh tỉ giá thực chất là biện pháp ngăn chặn, kéo tỉ giá USD/VND trong và ngoài ngân hàng “xích lại gần nhau”, và là giải pháp để Ngân hàng Nhà nước chủ động trong điều hành chính sách ngoại hối nói riêng, ổn định tình hình kinh tế vĩ mô nói chung.
 
Nhưng, ngay sau đó, một số ngân hàng đã nâng USD mua vào với giá lên 21.200 – 21.300, và từ thức tế đó, chúng ta thấy, Ngân hàng Nhà nước vẫn… bị động với thị trường.

Nhưng, như vậy không có nghĩa sẽ có thêm đợt điều chỉnh tỉ giá mới. Từ tháng 8/2010 đến nay đã có hai lần điều chỉnh tỉ giá, đã là quá nhiều.  Mặt khác, tính trong rổ tiền, cân bằng lạm phát, theo số liệu từ năm 2008 đến nay của cả USD và VND, thì tỉ giá thực (1USD = 20.900 VND) của hai đồng tiền nay đã tiệm cận nhau. Tôi khẳng định sẽ không có  thêm sự điều chỉnh tỉ giá USD/VND nào trong năm 2011.

- Nhiều ý kiến cho rằng, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước “bơm USD” ra thị trường, sẽ “chặn ngay” tỉ giá “leo thang”. Tại sao Ngân hàng Nhà nước  không làm? Thiếu USD hay vì lý do nào khác?


Tôi không phải là người điều hành trực tiếp chính sách tiền tệ nên không thể trả lời có bơm USD hay không. Nhưng cá nhân tôi thấy, còn nhiều biện pháp can thiệp để làm “lặng sóng” USD trên thị trường tự do.

Hiện nay, có hai luồng ý kiến khá cực đoan khi giá USD, giá vàng làm mưa làm gió. Một là “kệ nó”; hai là “cấm tiệt mua bán USD trên thị trường tự do, cấm buôn bán vàng miếng”. Tôi cho rằng, cả hai biện pháp đó đều không mang tính thị trường, không thể kéo tỉ giá về mức ổn định.

Nhà nước phải giữ được sự ổn định của giá tiền đồng thì tỉ giá mới không leo thang. Dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước vẫn rất cao so với trước đây. Việc giá USD và vàng tăng nhanh, không phải thị trường khan hiếm, mà do tâm lý và niềm tin của người dân.

- Còn vấn đề lạm phát và lãi suất thì sao? Có mâu thuẫn  không khi chúng ta vừa muốn kiềm chế lạm phát, lại vừa muốn lãi suất hạ xuống?

Đúng là trên lý thuyết có sự mâu thuẫn. Tuy nhiên, thực tế chúng ta vẫn làm được hai việc này cùng lúc, nếu sử dụng đúng công cụ. Hiện nay, phải nhìn nhận lạm phát dưới nhiều góc độ. Đó là tổng hợp của nhiều thứ, như: dân chi tiêu nhiều, chính sách không thông thoáng, kênh bơm tiền nhiều...

Nếu đầu tư đúng thì lạm phát không là vấn đề đáng lo. Lo nhất là lãi suất. Ngân hàng thương mại chỉ giảm được lãi suất khi người dân chịu gửi tiền; và hiện nay không chỉ tồn tại một lãi suất mà có quá nhiều loại lãi suất. Chúng ta chỉ kéo được lãi suất xuống khi Ngân hàng Nhà nước sử dụng đúng công cụ. Và nếu sử dụng đúng công cụ, thì khoảng tháng 5, lãi suất sẽ giảm.

- Như vậy, những biện pháp cần thiết để hạ lãi suất và chống USD hóa trong tình hình kinh tế hiện nay?

Theo tôi, việc hạ lãi suất tuy khó, nhưng không phải không giải quyết được. Tôi cho rằng, biện pháp cần hiện nay là đưa lãi suất thị trường mở lên, vì ngân hàng lớn đã có trái phiếu, ngân hàng nhỏ có vốn điều lệ. Tôi đảm bảo, nếu Ngân hàng Nhà nước sử dụng tốt công cụ này, thì lãi suất chắc chắn sẽ hạ.

Còn việc chống USD hóa, tôi nhớ khoảng 25 năm trước, Ấn Độ (một nước chuyên giữ vàng và USD) đã có một đạo luật: “thanh toán bất động sản phải qua ngân hàng và bằng đồng rupee”, chúng ta cũng có thể áp dụng tương tự. Với doanh nghiệp xuất nhập khẩu: USD về tài khoản là phải bán cho ngân hàng; giảm trạng thái ngoại hối của các ngân hàng thương mại; tăng dự trữ vốn bắt buộc USD lên… Nhưng, các biện pháp chính sách luôn đi kèm với các biện pháp ổn định tâm lý. Nhà nước cũng phải chống cả tâm lý… lạm phát, tâm lý lãi suất cao và những tâm lý tương tự.

(Báo Đất Việt)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi