Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng giá xăng, điện là không thể lùi được nữa

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến với các địa phương sáng 24.2, Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt Chính phủ công bố quyết định điều chỉnh giá bán điện. Theo đó, giá điện bình quân sẽ là 1.242đ/kWh và sẽ có 7 bậc giá lũy tiến.

Cũng trong sáng 24.2, Bộ Tài chính đã công bố tăng giá xăng thêm 2.900đ/lít. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã giải thích vấn đề này như thế nào?

Thưa Bộ trưởng, vì sao chúng ta phải điều chỉnh tăng giá điện?

- Chúng ta đã kiềm chế giá điện quá lâu rồi song nếu điều chỉnh một lần tăng quá cao sẽ gây sốc cho nền kinh tế, tác động quá lớn tới đời sống của người dân. Nếu chỉ điều chỉnh một lần theo giá thị trường thì giá sẽ phải tăng tới 62% so với giá hiện hành, tức tăng thêm 670 đồng/kWh. Để hạn chế tác động bất lợi đối với nền kinh tế và đời sống người dân, lần này chỉ điều chỉnh một bước, trên nguyên tắc Nhà nước lùi khấu hao tới 90% - tức là chỉ cơ cấu vào giá 10%. Đồng thời, dừng một số khoản thu như phí môi trường và ngành điện tạm thời chưa có lãi với mức tăng này. Cuối cùng, than bán cho điện chỉ điều chỉnh tăng giá 5% và các khoản lỗ cũ - dù rất lớn, vẫn phải tạm khoanh lại. Kết quả, chỉ điều chỉnh với mức tăng 165 đồng/kWh.

Còn giá xăng dầu tại sao phải tăng?

- Giá xăng dầu đã đi theo thị trường từ cuối năm 2009, song tới cuối 2010 do lạm phát tăng nên Chính phủ chủ trương chưa cho tăng giá. Do đó, ngành xăng dầu gặp rất nhiều khó khăn. Nếu để cân đối với mặt bằng giá trong khu vực, phải điều chỉnh tăng tới 6.400 đồng/lít. Tuy nhiên, Chính phủ thấy rằng, nếu điều chỉnh như vậy sẽ ảnh hưởng xấu tới kinh tế - xã hội nên lần này chỉ điều chỉnh một bước, trên nguyên tắc Nhà nước lùi thuế về 0%, không thu thuế; ngành xăng dầu tạm chưa tính lãi và khoản lỗ cũ “treo” lại. Do đó, mức tăng 2.900 đồng/lít thực ra mới đáp ứng được một phần và giá trong nước vẫn thấp hơn nhiều nước trong khu vực.

CPI của 2 tháng đầu năm đã tăng khá cao, vì sao chúng ta vẫn điều chỉnh dồn dập cả giá xăng và giá điện?


- Cho đến giờ phút này, chúng ta không thể lùi thêm được nữa. Ngành điện, xăng dầu đều đang lỗ nghiêm trọng kéo dài. Nếu chúng ta tiếp tục giữ giá, nền kinh tế sẽ bị méo mó và nói thật là nguồn lực của Nhà nước cũng không đủ sức để bù lỗ với mức cao và tràn lan như thế. Ngành điện năm trước lỗ gần 28.000 tỉ đồng, xăng dầu lỗ trên 10.000 tỉ; do đó, chúng ta phải lựa chọn phương án hướng tới nền kinh tế được hạch toán đầy đủ và giảm tới mức thấp nhất tác động xấu tới nền kinh tế và đời sống người dân. Tôi cho rằng, đó là sự lựa chọn hợp lý.

- Xin cảm ơn Bộ trưởng!

(Báo lao động)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Đừng để chính sách… cô đơn
  • Chủ động giữ lửa cho thị trường
  • Kiểm soát lạm phát: Nhất quán và nhẫn nại
  • Nếu dùng đúng công cụ, tháng 5 lãi suất sẽ giảm
  • Bộ Công thương: “Thị trường sẽ ổn định trong vài ngày tới”
  • Liệu có tái diễn khủng hoảng giá lương thực?
  • Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng: Thu phí qua đầu phương tiện không công bằng
  • Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm: Điều chỉnh tỷ giá là kịp thời
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi