Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có hơn 50% người Việt quan tâm đến hàng nội

Người Việt đã ngày càng quan tâm và sử dụng hàng nội nhiều hơn. (Ảnh minh họa. Nguồn Internet)
Sức lan tỏa của hàng Việt ngày càng mạnh mẽ, qua khảo sát trước đây một năm chỉ có 28% người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến hàng Việt, nhưng tỷ lệ đó đã lên trên 50% sau một năm thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Đó là chia sẻ của bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương với Vietnam+ bên lề Hội nghị sơ kết một năm cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức sáng nay, 18/2 tại Hà Nội.

- Là một cơ quan thường trực triển khai cuộc vận động, xin thứ trưởng cho biết những kết quả đạt được sau một năm thực hiện cuộc vận động trên?

Có thể thấy, thành công lớn nhất của cuộc vận động không chỉ thể hiện trên những con số cụ thể mà là sức thuyết phục của hàng nội đối với người tiêu dùng.

Chúng ta có thể thấy, hệ thống phân phối lưu thông trong nước cũng chuyển biến rõ rệt, thể hiện qua đợt phục vụ hàng tết vừa rồi. Với tỷ lệ hàng Việt Nam bán trong các siêu thị đều tăng trên 58% so với cùng kỳ, trong khi hàng nhập ngoại chỉ tăng 22%.

Từ con số trên cho thấy, kết quả cuộc vận động là rất khả quan. Nhưng qua đó cũng phải làm sao để hàng Việt Nam chiếm được tỷ lệ cao hơn nữa, tránh tình trạng có lúc lên cao rồi lại xuống thấp.

Một thực tế đáng mừng nữa là, chưa bao giờ nhận thức của cộng đồng về dùng hàng Việt lại sâu rộng như thời gian qua. Hàng trăm lượt doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn, doanh số bán hàng vượt ngoài dự kiến của doanh nghiệp. Qua đó cho thấy đây là thị trường tiềm năng, bảo đảm khả năng tăng trưởng dài hạn của các doanh nghiệp.

Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã khẳng định, các chương trình được triển khai từ cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong năm qua đã phát huy hiệu ứng tích cực, tạo ra sức cạnh tranh cho hàng Việt trên sân nhà.

- Nhiều ý kiến còn e ngại, nếu không chỉ đạo mạnh mẽ thì hàng sản xuất trong nước sẽ lại “chìm” sau các cuộc vận động. Vậy Bộ Công thương đã có những chính sách gì để qua cuộc vận động này có thể đẩy hàng hóa trong nước lên một tầm cao mới?

Hiện nay, các chương trình đang được triển khai vẫn chủ  yếu đi vào việc vận động là chính, còn kinh phí cho công tác này chưa nhiều.

Nhưng chúng ta không thể kêu gọi Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam một cách chung chung, buộc mọi người phải chấp nhận mua hàng nội kém chất lượng, mẫu mã xấu, giá cao hơn hàng ngoại cùng loại. Trong khi hàng hóa có chất lượng cao, mẫu mã đẹp thì đem xuất khẩu, còn hàng xấu, hàng không đạt tiêu chuẩn lại tiêu thụ ở thị trường nội địa.

Doanh nghiệp Việt Nam tuy đông về số lượng, nhưng còn yếu kém, năng lực cạnh tranh cũng như chất lượng sản phẩm còn thấp. Hơn 90% doanh nghiệp hiện nay là nhỏ và vừa với nhiều hạn chế về tài chính, trình độ lao động, năng lực quản lý, kinh nghiệm kinh doanh... Trong khi đó, sự hỗ trợ của Nhà nước chưa có hiệu quả.

Thị trường nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức. Nhiều doanh nghiệp còn quan niệm, nông dân thu nhập thấp nên sức mua kém, lại có cách sống tằn tiện nên thường chỉ mua sắm hàng hóa cấp thấp, rẻ tiền.

Mặc dù đã có những cải tiến về chất lượng, mẫu mã nhưng nhìn chung hàng hóa của nhiều doanh nghiệp vẫn còn đơn điệu, giá thành cao, sức cạnh tranh còn yếu…

Tới đây Bộ Công thương sẽ có một chương trình Xúc tiến thương mại nội địa và những hàng động cụ thể để đẩy mạnh hơn nữa mạng lưới phân phối hàng Việt tại các địa phương trong cả nước, đặc biệt tại vùng sâu vùng xa và nông thôn.

- Những chương trình đó cụ thể là làm thế nào thưa thứ trưởng?

Có thể thấy, kết cấu hạ tầng của ngành dịch vụ phân phối vẫn còn yếu kém, lạc hậu. Nhiều chợ ở khu vực nông thôn vẫn còn mang tính tạm bợ. Hầu hết cửa hàng bán lẻ truyền thống có diện tích nhỏ, trang bị thô sơ, phục vụ có tính thủ công là chủ yếu.

Trong khi kênh phân phối truyền thống, bao gồm một hoặc nhiều nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ lại độc lập với nhau.

Việc không có sự liên kết chặt chẽ dẫn đến không thống nhất trong xác định tín hiệu thị trường, làm cho khả năng cung ứng và tiêu thụ hàng hóa của nhau bị hạn chế.

Sự trợ giúp cho người sản xuất hoặc các hợp đồng cung ứng hàng hóa không đều, ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm và không thể hỗ trợ nhau trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của nhau.

Vì vậy, cần tập trung hỗ trợ để xây dựng nhà phân phối lớn tại Việt Nam, tạo ra cả đầu tầu và động lực phát triển của Việt Nam.

Cụ thể là thông qua các Hiệp hội để có những hình thức hỗ trợ cho các nhà phân phối lớn với các hoạt động như: đào tạo nâng cao năng lực quản lý và kỹ năng bán hàng, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, hỗ trợ thông tin thị trường, nguồn hàng, hỗ trợ tư vấn pháp lý trong việc liên kết nhà sản xuất-nhà phân phối, xây dựng các trung tâm logistics tập trung…

Ngành Công thương cũng xác định việc tăng cường hệ thống phân phối bán lẻ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn sẽ là khâu đột phá trong việc thực hiện cuộc vận động này.

Bộ đã nghiên cứu, phối hợp với các Bộ ngành liên quan sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, đặc biệt là việc qui hoạch hệ thống phân phối và bán hàng.

Xin cảm ơn thứ trưởng/.

Đức Duy (Vietnam+)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Tăng giá xăng, điện là không thể lùi được nữa
  • Đừng để chính sách… cô đơn
  • Chủ động giữ lửa cho thị trường
  • Kiểm soát lạm phát: Nhất quán và nhẫn nại
  • Nếu dùng đúng công cụ, tháng 5 lãi suất sẽ giảm
  • Bộ Công thương: “Thị trường sẽ ổn định trong vài ngày tới”
  • Liệu có tái diễn khủng hoảng giá lương thực?
  • Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng: Thu phí qua đầu phương tiện không công bằng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi