![]() |
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: “Việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại nhiều KCN, khu chế xuất chưa đầy đủ, chưa nghiêm” |
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên khẳng định nhân dịp Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009 vừa được công bố. Theo Bộ trưởng, trong vòng 10 năm tới, nếu tăng trưởng 10% GDP mà không gắn liền với các chỉ tiêu bảo vệ môi trường thì chất lượng môi trường sẽ xuống cấp từ 2 đến 3 lần.
- Thưa Bộ trưởng, Báo cáo môi trường quốc gia mà Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố đã chỉ ra nhiều bất ổn về thực trạng môi trường của các KCN. Tuy nhiên, gần đây có thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong kế hoạch 5 năm tới (2011 – 2015), chỉ tiêu về trung tâm xử lý môi trường tập trung môi trường KCN có thể được hạ xuống chỉ còn 70% - đồng nghĩa với việc thừa nhận 30% số KCN không có trung tâm xử lý chất thải tập trung. Bộ trưởng có bình luận gì?
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2006 - 2010 là kế hoạch 5 năm đầu tiên được xây dựng theo hướng phát triển bền vững, toàn diện trên cả ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường. Theo đó, 8 nhóm chỉ tiêu về tài nguyên - môi trường và phát triển bền vững được đưa vào hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Điều này rất cần thiết để đảm bảo cho phát triển bền vững, vì trong vòng 10 năm, nếu tăng trưởng 10% GDP mà không có giải pháp bảo vệ môi trường với các chỉ tiêu bảo vệ môi trường thì chất lượng môi trường sẽ xuống cấp từ 2 đến 3 lần.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng, năm 2009, chỉ tiêu về khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt thấp. Điều này phản ánh một tồn tại có tính lịch sử. Trước khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực, đã có khoảng một nửa số KCN đang hoạt động. Hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý chất thải và khí thải các khu này chưa được làm trước khi lấp đầy các hạng mục công trình. Mặt khác, các khu công nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ xử lý môi trường trong khi phải đảm bảo hiệu quả cả về kinh tế và môi trường.
Yêu cầu bảo về môi trường sẽ được lồng ghép trong quy hoạch các KCN
Bên cạnh những yếu tố khách quan nêu trên, công tác quản lý nhà nước còn chưa thật kiên quyết, còn nể nang trong khâu thẩm định, công nhận đô thị; trong việc điều chỉnh, mở rộng các khu công nghiệp, khu chế xuất khi không bảo đảm hạ tầng cho các hệ thống xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn. Việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất chưa đầy đủ, chưa nghiêm.
Để đảm bảo các chỉ tiêu về môi trường trong giai đoạn tới, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong các tất cả các khâu, từ việc hoàn thiện cơ chế, chính sách đến các giải pháp cụ thể; trong đó có việc tiến hành tổng kết, đánh giá các chỉ tiêu về môi trường để xác định phương pháp luận và cơ sở khoa học đưa các chỉ tiêu vào cho chính xác, hợp lý.
Tới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành nghiên cứu, đánh giá và đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Tại Hà Nội, người dân xung quanh KCN Quang Minh vừa qua đã bít cống thải của KCN vì cho rằng đó là nguyên nhân gây ô nhiễm trầm trọng môi trường sống của họ. Xin Bộ trưởng cho biết, cần có những giải pháp triệt để nào nhằm ngăn ngừa tình trạng này tái diễn ở những nơi khác?
Năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra, thanh tra toàn diện công tác bảo vệ môi trường đối với các KCN trên các lưu vực sông Cầu (trong đó có KCN Quang Minh), sông Nhuệ - Đáy và hệ thống sông Đồng Nai.
Đối với KCN Quang Minh, các đơn vị của Bộ đã tiến hành kiểm tra, thanh tra đối với chủ đầu tư hạ tầng KCN và 43 doanh nghiệp đang hoạt động tại đây, đã lập biên bản đối với các doanh nghiệp vi phạm và Bộ đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội tiến hành xử phạt theo thẩm quyền.
Hiện tại, chúng ta đã có khung pháp lý để ngăn chặn và xử lý các vi phạm như vậy, vấn đề chính là cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường, áp dụng các hình thức xử lý nghiêm minh. Chúng ta không hy sinh môi trường để đạt được tăng trưởng, bởi cái giá phải trả về lâu về dài là rất lớn, thậm chí không thể cân đong đo đếm được.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Công Thương như thế nào trong vấn đề quy hoạch các KCN để tránh làm tổn hại đến môi trường?
Chúng ta không hy sinh môi trường để đạt được tăng trưởng, bởi cái giá phải trả về lâu về dài là rất lớn, thậm chí không thể cân đong đo đếm được. |
Cơ sở pháp lý để gắn kết các yêu cầu BVMT trong quy hoạch và phát triển các KCN cho đến nay là khá đầy đủ. Đặc biệt, đối với các quy hoạch phát triển các KCN, theo Luật BVMT 2005, phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Tôi cho rằng, yêu cầu BVMT sẽ được lồng ghép một cách hiệu quả trong quy hoạch các KCN nếu chúng ta làm nghiêm và đảm bảo chất lượng tốt của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược này. Cụ thể, trong quy hoạch phát triển các KCN, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công Thương nhất trí một số nguyên tắc nhằm bảo đảm phát triển bền vững, chẳng hạn như không xây dựng, phát triển các KCN xen lẫn khu dân cư, trên diện tích đất nông nghiệp có năng suất ổn định. Định hướng các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án có khả năng gây ô nhiễm môi trường vào KCN đã có những quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường;phát triển KCN đi đôi với việc bảo vệ môi trường trong và ngoài KCN; chăm lo điều kiện làm việc, đời sống và nhà ở cho người lao động; giám sát chặt chẽ việc thi hành pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp KCN...
- Cảm ơn Bộ trưởng!
(Theo Thư Anh // Báo Doanh nhân)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com