Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây dựng Quỹ bảo trì đường bộ: Nên bỏ trạm thu phí

Đề án thành lập quỹ bảo trì đường bộ đang được Tổng cục Đường bộ Việt Nam trình Bộ GTVT. Tuy vậy, khi trao đổi với PV, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô VN cho rằng nếu có quỹ bảo trì đường bộ thì nên bỏ trạm thu phí cầu đường.

Theo ông Hùng, qua ý kiến từ các cuộc hội nghị bàn về thành lập quỹ bảo trì đường bộ thì phương án khả thi hơn là thu phí cho quỹ bảo trì đường bộ qua giá xăng đối với phương tiện cơ giới lưu thông trên đường bộ, đối với phương tiện sử dụng dầu diesel thu theo tháng và được phân theo chủng loại phương tiện. Theo đó, phương tiện giao thông sử dụng xăng sẽ thu 1.000 đ/lít, phương tiện sử dụng dầu diesel sẽ phân thành 5 nhóm: xe con, xe tải dưới 2 tấn, xe du lịch dưới 12 ghế mức thu là 180.000 đ/tháng; Xe tải từ 2 đến dưới 4 tấn, xe khách từ 12 đến 30 ghế mức thu là 270.000 đ/tháng; Xe tải từ 4 đến dưới 10 tấn, xe khách từ 31 ghế trở lên mức thu là 396.000 đ/tháng; Xe tải từ 10 đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 feet mức thu là 720.000 đ/tháng; xe tải từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 feet mức thu là 1.440.000 đ/tháng.

- Bộ GTVT chủ trương thành lập quỹ bảo trì đường bộ thông qua giá bán xăng, dầu. Vậy quan điểm của Hiệp hội ra sao ?

Việc thành lập quỹ bảo trì đường bộ xuất phát từ Luật GTĐB năm 2008. Tại điều 49 quy định quỹ bảo trì đường bộ được hình thành từ 2 nguồn: Do ngân sách nhà nước phân bổ hàng năm. Và các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc ra đời loại quỹ này là khách quan, phù hợp với yêu cầu thực tế. Trên thế giới rất nhiều nước đã làm, nước bạn Lào cũng đã áp dụng từ năm 2002 và đến nay đã thu được kết quả tốt. Vấn đề đặt ra là cách thu như thế nào cho phù hợp, theo tôi các phương án đề ra phải đạt 3 yêu cầu chủ yếu:

Phải bình đẳng: Dùng nhiều trả tiền nhiều, dùng ít trả tiền ít, không dùng không phải trả. Dùng đến đâu, trả đến đấy. Đặc biệt, là phải đơn giản, hiệu quả, minh bạch: Tổ chức phải gọn nhẹ, thu tiền của dân để bảo trì đường, phải sử  dụng cho đường và đường ngày càng tốt hơn.

-  Nhưng theo ông, đề án đưa ra mức thu phí có hợp lý không ?

Thu phí qua giá xăng, dầu phải tính đến các hộ không dùng xăng dầu cho giao thông như máy nông nghiệp, thuỷ lợi, khai thác khoáng sản, thuỷ hải sản..., tuy số đó không lớn. Phương án thu theo tháng đối với phương tiện sử dụng diesel cần phải cân nhắc, thứ nhất, đây là hình thức thu trước tiền của dân với lại có xe chạy nhiều, xe chạy ít, thậm chí có xe vì lý do nào đó không hoạt động trong một thời gian nào đó chẳng hạn. Thứ hai, trên thực tế, xe ca, xe tải hay xe con đều có loại chạy xăng và cả chạy dầu. Vì vậy phân loại xe theo nhiên liệu sử dụng khó chính xác, theo tôi, nên thu qua giá nhiên liệu.

- Không ít ý kiến cho rằng, đã có trạm thu phí, nay lại thu phí qua xăng dầu để bảo trì đường bộ là phí chồng phí ?

Hiện nay đang có 2 loại trạm thu phí, một là trạm thu phí do nhà nước quản lý, thu để bảo trì đường bộ đối với tuyến, đoạn tuyến được đầu tư bằng vốn ngân sách và trạm thu phí BOT nhằm thu hồi vốn cho các chủ đầu tư bỏ tiền ra làm đường. Còn quỹ bảo trì đường bộ được hình thành là để bảo trì đường bộ, tăng tuổi thọ của công trình, tiết kiệm chi phí khi nâng cấp, sửa chữa lớn hệ thống đường bộ. Vì vậy, đối với các trạm thu phí BOT thì đương nhiên vẫn phải tồn tại, nhưng khi quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt động rồi thì phải bỏ các trạm thu phí do nhà nước quản lý để tránh sự trùng lắp mà dư luận đang cho là phí chồng lên phí.

- Nhưng thu phí trong thời điểm hiện nay sẽ làm tăng giá cước vận tải. Điều này sẽ khiến người dân không đồng tình, thưa ông ?

Theo tính toán của các nhà chuyên môn thì sẽ tăng khoảng 1,5 % giá thành vận tải. Nhưng theo tôi có một nguyên tắc là: người dân bỏ tiền nộp phí đường bộ, họ phải được sử dụng đường tốt hơn, hi vọng khi có đủ kinh phí bảo trì, đường sẽ tốt hơn, đi lại thuận tiện hơn thì giá thành vận tải sẽ hạ xuống.

Mọi vấn đề đều khó có thể hoàn hảo 100%, nhất là xăng dầu là vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế xã hội. Theo tôi, muốn được sự đồng tình của dân thì nên lấy ý kiến nhân dân tham gia đóng góp, kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền để dân hiểu.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Khánh Toàn // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • “Chất lượng môi trường có thể xuống cấp 2-3 lần”
  • "Không có cơ sở nói doanh nghiệp đang gom USD"
  • 'Giá điện chưa thả nổi, thì còn... thiếu điện'
  • ‘Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh nhất Đông Nam Á’
  • Khủng hoảng kinh tế và vai trò của báo chí
  • Sao Vàng đất Việt 2010 : Xây dựng thương hiệu toàn cầu
  • “Sứ giả” nhà ở xã hội
  • Thúc đẩy kinh tế tư nhân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi