Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu tư 40.000 tỉ đồng cho thủy sản: Cách nào hiệu quả?

Thủ tướng Chính phủ vừa ra Quyết định số 332/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020. Trong đó đáng chú ý là số vốn thực hiện đề án lên đến 40.000 tỉ đồng được huy động từ nhiều nguồn. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả nguồn vốn này đang đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết. DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Văn Dũng - Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thuỷ sản Bộ NN - PTNT xung quanh vấn đề này.

- 40.000 tỉ đồng trong đề án là một số vốn rất lớn. Vậy theo ông, nguồn vốn này cần được sử dụng như thế nào cho hợp lý và hiệu quả ?

Theo tôi, đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (chiếm 10%)  vẫn phải tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư dở dang và đầu tư cho các dự án mới về phát triển nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng và hoàn thiện hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường. Đối với các nguồn vốn khác phải sử dụng vào việc đầu tư xây dựng các công trình, cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu phục vụ nuôi trồng thuỷ sản cho các vùng như: đầu tư xây dựng các ao nuôi, hệ thống cấp thoát nước, mua giống, thức ăn, thuốc, hoá chất phòng trừ dịch bệnh.

- Được biết, đề án dành một số vốn nhất định để tập trung hỗ trợ cho các DN sản xuất và chế biến thuỷ sản. Ông có thể cho biết cụ thể vấn đề này ?

Có thể nói, hiện thuỷ sản xuất khẩu của VN chưa thực sự đủ mạnh để cạnh tranh trên thương trường vì, xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, giá thành sản phẩm cao, chất lượng thấp. Vì vậy, đề án tập trung nhiều vào việc xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại cho các DN xuất khẩu. Cụ thể như: hỗ trợ các DN trong việc tăng cường khả năng hiểu biết thị trường, khả năng tiếp thị, mở văn phòng đại diện... Do thuỷ sản thuộc nhóm hàng mà nguồn cung  phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, có tính thời vụ, rủi ro lớn và giá biến động thất thường, nên Nhà nước phải có các biện pháp hỗ trợ về tài chính tín dụng để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản như miễn giảm thuế xuất khẩu thuỷ sản và nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để chế biến thuỷ sản xuất khẩu, tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu và thành lập quỹ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản.

- Trong quá trình triển khai thực hiện đề án cũng như sử dụng nguồn vốn, theo ông chúng ta phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nào ?

Đề án được phê duyệt là một bước ngoặt quan trọng cho ngành thuỷ sản VN. Tuy nhiên, vấn đề mà những nhà quản lý lo ngại nhất hiện nay là tình trạng chất lượng thuỷ sản xuất khẩu đang bị kiểm soát rất chặt vì lẫn tạp chất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do nhiều DN xuất khẩu thuỷ sản vì lợi ích trước mắt đã không tuân thủ quy định về chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. Vì vậy, chúng ta luôn phải trải qua những cuộc “chiến” cam go. Tiêu biểu trong thời điểm này, phía Nhật Bản tiếp tục phát hiện hoá chất Trifluralin Chloramphenicol vượt mức cho phép trong tôm đông lạnh. Bên cạnh đó, ngành thuỷ sản VN lâu nay đều phát triển theo mô hình nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sự liên kết trong quy trình nuôi, chế biến và xuất khẩu.

Tất cả những vấn đề này sẽ là khó khăn, thử thách không nhỏ trong quá trình triển khai Đề án. Tuy nhiên, theo tôi điều đó không phải là không có cách giải quyết.

- Vậy theo ông nên giải quyết như thế nào ?

Mục tiêu của đề án đến năm 2015 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,60 triệu tấn, trên diện tích 1,10 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 - 4,0 tỉ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3 triệu lao động.

Đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn, trên diện tích 1,2 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5 - 5,5 tỉ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu người.

Theo tôi, điều trước tiên là phải tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thuỷ sản như : xây dựng tiêu chuẩn vùng nuôi an toàn kết hợp tăng cường kiểm soát các cơ sở chế biến, triển khai đồng bộ các tiêu chuẩn quy trình, quy phạm về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định hoá chất và chế phẩm được phép sử dụng.

Vấn đề tiếp theo là xây dựng các quy định về xuất xứ nguyên liệu gắn với vùng nuôi thuỷ sản. Các nhà máy chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu và các trung tâm công nghiệp chế biến của các vùng. Người nuôi và nhà chế biến xuất khẩu phải đứng chung một “chiến hào”, cùng liên kết lại thay vì chỉ trích lẫn nhau chỉ lo quyền lợi riêng từng phía, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, tranh mua tranh bán. Bởi lẽ, chúng ta đều biết quy trình nuôi, tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu là một chuỗi quy trình khép kín nên cần chia đều lợi nhuận cũng như trách nhiệm lẫn nhau. Khi nhà máy chế biến khó khăn thì người nuôi cũng  khó khăn. Do vậy, phải làm sao để cả hai cùng “thắng”, cùng thuận lợi và cùng phát triển. Chỉ như vậy mới có thể phát triển bền vững và căn cơ. Việc tiếp tục đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến hiện đại, tiên tiến, đồng bộ là rất cần thiết góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của chất lượng hàng thuỷ sản VN.

Năm 2011 ngành thuỷ sản đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 5 tỉ USD/năm. Tuy nhiên, theo tôi điều quan trọng đối với sản xuất thuỷ sản hiện nay, không chỉ là con số mấy tỉ USD xuất khẩu mà vấn đề cốt yếu là phải triển khai thực hiện tốt đề án để từ đó phát triển ngành thuỷ sản theo hướng bền vững.

- Xin cảm ơn ông!

(Theo Mai Thanh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Áp trần lãi suất huy động ngoại tệ: Tiền đồng sẽ chảy vào ngân hàng nhiều hơn
  • Tăng hiệu quả, tái cơ cấu nền kinh tế
  • Chống lạm phát: “Bao nhiêu phần trăm không quan trọng”
  • Thị trường điện cạnh tranh: Cần cơ chế kiểm soát độc quyền
  • Nghiện thuốc lá có nguy cơ tử vong cao gấp 2,5 - 10 lần
  • Minh bạch quyền thăm dò, khai thác khoáng sản : Phải “bịt” kẽ hở của đấu giá
  • Lại tăng giá điện từ 1-6, có hợp lý?
  • Công bố quy hoạch tổng thể để bảo vệ khoáng sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi