Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những cảnh báo khi hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thẩm tra lý lịch đối tác, tùy từng hợp đồng xuất khẩu/nhập khẩu để yều cầu thanh toán L/C trả chậm hay không.

Theo Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á-Thái Bình Dương, ông Đào Ngọc Chương, khi giao thương với đối tác là doanh nghiệp Trung Quốc, phía doanh nghiệp Việt Nam phải thẩm tra lý lịch thương nhân.

Bộ Thương mại Trung Quốc quy định, chỉ một số doanh nghiệp đặc biệt do Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ định và cấp giấy phép được hoạt động trong lĩnh vực thẩm tra lý lịch thương nhân, khả năng kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp Trung Quốc. Phía doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu thẩm tra đối tác Trung Quốc đều phải thông qua các doanh nghiệp này và phải trả chi phí theo yêu cầu thẩm tra cụ thể. Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh sẽ cung cấp chi tiết về vấn đề này.

Trong trường hợp là đối tác thông thường lần đầu tiên tiếp xúc qua hội chợ triển lãm hoặc qua các kênh hội thảo diễn đàn.. cần đề nghị đối tác cung cấp giấy phép kinh doanh do Cục quản lý hành chính công thương tại tỉnh, thành phố Trung Quốc mà doanh nghiệp đó có trụ sở.

Ông Chương nhấn mạnh tuyệt đối không tin vào giấy phép kinh doanh mà trên đó có in hàng chữ "chỉ có giá trị tham khảo".

Sau kiểm tra, doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động kinh phí cử đoàn công tác sang trực tiếp thẩm định văn phòng, hệ thống nhà xưởng, kho tàng, hệ thống phân phối v.v... Thực tế có nhiều doanh nghiệp làm như vậy nhưng vẫn bị lừa do phía đối tác thuê mượn lại văn phòng, cơ sở vật chất để ngụy trang, lừa đảo.
Tránh sử dụng mẫu hợp đồng phía Trung Quốc

Ông Chương khuyến nghị, không nên sử dụng các mẫu hợp đồng của phía đối tác Trung Quốc vì các điều khoản chế tài thường có lợi cho họ. Cơ quan trọng tài cần ghi vào hợp đồng là Trọng tài kinh tế phía Việt Nam hoặc nước thứ 3, vì việc xét xử tranh chấp thương mại theo cơ quan trọng tài tại Trung Quốc thường tốn kém, phức tạp về thủ tục và ngôn ngữ.

Đối với hợp đồng nhập khẩu từ Trung Quốc, cần thuyết phục phía đối tác Trung Quốc thanh toán bằng L/C trả chậm 30-60 ngày kể từ ngày giao hàng; Hoặc thanh toán bằng 20% giá trị hợp đồng bằng TTR (Telegraphic Transfer Reimbusement – Chuyển đổi hoàn tiền bằng điện); giá trị còn lại sẽ thanh toán sau 30 ngày kể từ ngày nhận được hàng.

Mục đích nhằm ngăn chặn tình trạng từng nhiều lần xảy ra là doanh nghiệp Trung Quốc giao hàng không đúng quy cách chất lượng, nhưng lại nhanh tay hoặc bằng các thủ đoạn lừa đảo (kể cả việc lập giấy chứng nhận phẩm chất, giấy chứng nhận kiểm dịch giả) để hoàn tất bộ chứng từ hợp lệ thanh toán qua ngân hàng theo phướng thức L/C at sight (tín dụng chứng từ trả tiền ngay) và biến mất.

Đối với hợp đồng xuất khẩu, cần yêu cầu doanh nghiệp Trung Quốc thanh toán ngay 30% giá trị hợp đồng bằng TTR, số còn lại thanh toán theo L/C at sight. Điều này nhằm đề phòng doanh nghiệp ký hợp đồng nhưng không mở L/C, trong khi doanh nghiệp Việt Nam đã ứng tiền mua nguyên liệu hoặc đã sản xuất một phần hàng thuộc hợp đồng.

Ông Chương khuyến nghị không nên thỏa thuận điều khoản thanh toán L/C trả chậm hoặc D/A (Document against Acceptance - trao chứng từ khi cam kết thanh toán), D/P (Document against Payment - trao chứng từ khi chấp nhận thanh toán) vì đã có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc lấy lý do quy cách chất lượng không đúng hợp đồng. Từ đó, ép giá buộc doanh nghiệp Việt phải giảm giá hoặc chịu tổn thất rủi ro vì hàng nằm ở cảng đến.

(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi