Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp FDI chuyển giá: “Có hiện tượng đó!”

Ông Phạm Duy Khương - Ảnh: Phạm Huyền.
Chuyển giá được hiểu là việc lợi dụng quyền tự do định đoạt giá trong kinh doanh nhằm thay đổi giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản chuyển dịch giữa các doanh nghiệp không theo giá thị trường, để tối thiểu hóa số thuế phải nộp của các công ty này.

Các doanh nghiệp tham gia chuyển giá có thể cùng là thành viên một tập đoàn đa quốc gia, hay cùng nhóm lợi ích.

Với lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn đổ vào Việt Nam trong những năm gần đây, tỷ trọng đóng góp vào GDP của khối doanh nghiệp này cũng ngày càng cao, nhưng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không tăng tương ứng, dẫn đến những nghi ngờ hiện tượng chuyển giá đang ngấm ngầm xảy ra.

Về vấn đề này, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ông Phạm Duy Khương, nhìn nhận:

- Bản thân chúng tôi trong ngành đánh giá là có hiện tượng đó! Có những doanh nghiệp 9-10 năm nay báo lỗ nhưng vẫn phát triển, vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh. Họ cũng không cần hưởng ưu đãi thuế của Việt Nam. Nhưng theo tôi, mức độ cũng vừa phải thôi.

Như thế nào thì được gọi là “vừa phải”, thưa ông?

Hiện tượng chuyển giá rơi chủ yếu vào các doanh nghiệp FDI cần công nghệ và thiết bị từ nước ngoài, thông qua nhập khẩu đưa vào Việt Nam đầu tư. Họ cũng có thể dùng nguyên liệu trong nước, hoặc nhập để  sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài.

Chúng ta bị lợi dụng ở chỗ này. Giá, nguyên vật liệu hay tài sản cố định khi nhập về Việt Nam được đẩy cao lên, dẫn tới trong sản xuất phát sinh lỗ do chi phí đầu vào quá cao. Đó là một bài học cần được rút kinh nghiệm.

Những nghi vấn này có bao giờ được chứng minh trên thực tế, thưa ông?

Cũng có doanh nghiệp đã bị ngành thuế phát hiện. Ví dụ như ở Lâm Đồng, một doanh nghiệp làm chè xuất khẩu của Đài Loan có hiện tượng 9-10 năm nay báo lỗ đến 2-3 lần vốn điều lệ, nhưng vẫn phát triển, vẫn đầu tư.

Họ xuất khẩu chè và giá bán với giá còn thấp hơn cả giá thành, đó là điều rất vô lý. Nhưng về sổ sách người ta vẫn đầy đủ. Họ “lách”.

Liên quan đến nhưng hiện tượng nghi có chuyển giá, việc đóng góp của doanh nghiệp FDI với ngân sách chưa tương xứng với quy mô phát triển có đưa đến kết luận gì không?

Do chúng ta có chính sách ưu đãi về thuế từ những năm 90 để kêu gọi đầu tư, nên đánh giá thông qua thuế chưa thể sát lắm.

Đại bộ phận doanh nghiệp FDI đóng góp ngân sách tốt, nhưng bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp thông qua ưu đãi này phát triển kinh doanh nhưng đến nay vẫn còn báo lỗ. Đây là một bất cập.

Chính sách thuế từ năm 2009 trở đi đã dần dần thay đổi. Trước đây, khi nào doanh nghiệp có lãi thì mới hưởng ưu đãi về thuế. Vì thế, có những doanh nghiệp 9-10 năm do lỗ kéo dài nên không hưởng ưu đãi thuế. Từ 2009 trở đi, chúng ta bỏ ưu đãi đó, yêu cầu doanh nghiệp hoạt động sau 3 năm sẽ chuyển sang hưởng ưu đãi về thuế ngay.

Có thể chống chuyển giá bằng cách nào, thưa ông?

Chống chuyển giá là việc khá phức tạp. Hiện nay, chúng tôi đang triển khai hệ thống kê khai thuế qua mạng, thu thập thông tin, phối hợp với các tổ chức thuế quốc tế, với các nước… để có cơ sở xử lý.

Đối với chuyển giá, liên quan giá cả cho thấy doanh nghiệp phải liên kết với nhau. Nếu liên kết trong nước thì có thể giải quyết được. Còn liên kết ở nước ngoài thì phải có sự hợp tác của cơ quan thuế nước ngoài, mà để xử lý vấn đề này là thực sự khó khăn.

(Theo Vneconomy)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Sẽ đồng tình với chủ trương tiếp tục phát hành trái phiếu
  • Nhà đất cuối năm: Ít cơ hội “lướt sóng”
  • Vinashin - phát hiện chậm phải dùng biện pháp cấp cứu
  • Lãnh đạo PVN trả lời chuyện ế xăng dầu
  • Tháng khuyến mãi Hà Nội: Tránh 'đầu voi đuôi chuột'
  • Người giỏi sẽ có thu nhập cao hơn
  • Kiểm soát, thanh tra chặt chẽ việc đăng ký giá
  • Chưa nhiều doanh nghiệp tư nhân đóng thuế lớn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi