Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãnh đạo PVN trả lời chuyện ế xăng dầu

Ông Phùng Đình Thực
Ông Phùng Đình Thực.

Quanh chuyện xăng dầu từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất bị tồn kho trong khi các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, ông Phùng Đình Thực, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết, từ nay đến cuối năm, lượng xăng dầu tồn kho sẽ lên tới 750.000 tấn.

Trả lời báo chí ngày 7-10, ông Thực cho biết, sẽ không có chuyện xăng dầu của Dung Quất ế nếu tổng sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu bằng nhu cầu thị trường. Nhưng hiện nay, nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm hơn 10% so với dự báo, trong khi sản xuất tại Dung Quất lại tăng cao hơn 25% so với dự báo. Sự chênh lệch này do cuối năm 2009, khi nhà máy đi vào vận hành, hoạt động thường trục trặc, cầm chừng, không chạy hết công suất.

Tới 30-5, nhà máy được bàn giao cho PVN. Sau khi nghiệm thu, nhà máy hoạt động hết công suất với sản lượng cao hơn khi chạy thử nghiệm dẫn đến tình trạng tồn kho đến thời điểm hiện nay là 70 nghìn tấn.

Theo ông Thực, trong quý IV nhà máy Dung Quất sẽ tiếp tục sản xuất 1,9 triệu m3 xăng, cộng với số tồn đọng sẽ đạt khoảng 2,1 triệu tấn. Trong khi hiện các doanh nghiệp trong nước mới đăng ký mua từ nay đến cuối năm tổng cộng gần 1,4 triệu tấn. Trong đó, riêng PV Oil đăng ký mua 885 nghìn tấn, Petec đăng ký 395 nghìn tấn, Petrolimex đăng ký 150 nghìn tấn. Ước tính lượng tồn kho sẽ lên tới 750.000 tấn.

Trước lượng tồn kho lớn này, PVN đã báo cáo Bộ Công Thương để có hướng giải quyết. “Từ nay đến cuối năm sẽ tồn kho khoảng 750 nghìn tấn. Chính vì vậy, chúng tôi báo động với các cấp rằng phải tìm biện pháp để giảm nhập khẩu, tăng tiêu thụ trong nước” - Ông Thực cho biết.

Về việc tại sao PVN chỉ giao cho 1 đầu mối để phân phối xăng dầu, theo Tổng giám đốc PVN, trong bối cảnh một máy chạy chưa ổn định, thay vì tập đoàn phải thành lập một bộ máy bên cạnh nhà máy Bình Sơn chuyên đi liên hệ với hàng chục đối tác khác nhau để lo việc bán xăng dầu với mức hoa hồng 0,2 USD/thùng là đúng.

Nếu lập riêng một bộ máy để đi làm riêng việc bán xăng dầu này thì chưa chắc đã làm được trong bối cảnh sản xuất đang thụt lùi.“Không có chuyện hoa hồng nhà máy này cao hơn nhà máy kia. Mức phí và mức giá bán cho các doanh nghiệp là thống nhất như nhau. Từ đầu năm đến nay đã có PV Oil rồi sau đó là Petec và cuối năm là Petrolimex sẽ tham gia phân phối xăng từ Dung Quất”-Ông Thực nói.

Đẩy mạnh thoái vốn khỏi hàng loạt đơn vị

Trả lời câu hỏi của PV, ông Thực cho biết việc tái cơ cấu lại PVN được thực hiện từ cuối 2008 khi tình hình kinh tế thế giới suy thoái. Đặc biệt từ cuối 2009 và đầu 2010, PVN đẩy mạnh hơn việc thoái vốn theo nguyên tắc tập trung vào những lĩnh vực chính yếu của tập đoàn. Những lĩnh vực không chính yếu sẽ giảm và rút vốn.

Ví dụ như ở PVI (Bảo hiểm Dầu khí) tập đoàn sẽ không tập trung đầu tư và sẽ thoái vốn để giảm xuống còn 20%. Và sẽ giảm vốn xuống còn 30% với Cty Tài chính dầu khí. Lộ trình thực hiện giảm vốn từ 2010 đến 2015. Riêng Tổng Cty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam giảm xuống còn 36% trong năm nay. Việc thực hiện sẽ theo lộ trình để không ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.

“PVN đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư ngoài ngành của tập đoàn. Hiện tổng mức đầu tư ngoài ngành trên vốn điều lệ (177.680 tỷ đồng) của PVN chưa đến 5%”- Ông Thực cho biết.

(Theo Phạm Tuyên // Tienphong Online)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Tháng khuyến mãi Hà Nội: Tránh 'đầu voi đuôi chuột'
  • Người giỏi sẽ có thu nhập cao hơn
  • Kiểm soát, thanh tra chặt chẽ việc đăng ký giá
  • Chưa nhiều doanh nghiệp tư nhân đóng thuế lớn
  • "Điều hành kinh tế vẫn lộp chộp"
  • Doanh nghiệp sẽ có cơ hội lớn tại EU
  • Phó Thủ tướng: Đầu tháng 11 sẽ có 'Vinashin mới'
  • Chưa đặt ra vấn đề điều chỉnh tỉ giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi