Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải mã 'cơn điên vàng' vừa qua

Trước việc giá vàng biến động mạnh trong thời gian qua gây tâm lý bất ổn cho nhiều người dân, trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Đức Khương, PGS.TS khoa học quản lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tài chính và hệ thống thông tin, Học viện Thương mại, Paris ISC (Pháp), cho rằng, vàng không hẳn là một điểm đến an toàn, có thể mất 0,95% giá trị đầu tư nếu thị trường đảo chiều đi xuống.

Theo ông Khương, Việt Nam nên thiết lập thị trường giao dịch vàng tập trung hoặc phi tập trung (OTC) để quản lý và đảm bảo tính minh bạch của thị trường. Kèm theo đó là chuẩn bị cho việc tự do hóa thị trường vàng nội địa.

Ông đánh giá thế nào về diễn biến giá vàng thời gian qua?

Theo World Gold Council, mức cung ứng vàng trung bình của toàn thế giới giai đoạn 2004 - 2010 đạt 2.497 tấn mỗi năm. Cầu năm 2009 và 2010 lần lượt là 3.616 tấn và 3.999 tấn. Cầu lớn hơn cung, giá vàng tăng là chuyện dễ hiểu. Áp lực tăng giá cũng bị đẩy lên vì sản xuất vàng có xu hướng suy giảm khi sản lượng năm 2009 giảm 8,3% so với năm 2010 và chi phí khai thác tăng. Từ năm 2003 trở lại đây, nhu cầu vàng cho đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong tăng trưởng tổng cầu về vàng của toàn cầu. Chỉ tính riêng 2009, tổng giá trị đầu tư vàng đạt 41 tỷ USD, tăng 119% so với năm 2005.

Thị trường vàng được xem là “nơi ẩn náu an toàn” khi các dấu hiệu ảm đạm, bất ổn hoặc khủng hoảng xuất hiện trên thị trường trái phiếu và cổ phiếu. Vàng cũng được sử dụng trong các chiến lược “phòng ngừa” những biến động bất lợi trên thị trường đô la Mỹ. Đây chính là kịch bản của 3 năm trở lại đây khi mà đồng đô la Mỹ liên tục mất giá so với các đồng tiền chính khác trong thanh toán quốc tế.

Tuy nhiên, vàng không hẳn là một điểm đến an toàn thật sự. Trong hơn 10 năm trở lại đây, mức độ rủi ro trên thị trường vàng quốc tế tính bằng phương sai của lợi tức là 9,05% mỗi năm so với 9,44% trên thị trường dầu thô và 15,96% trên thị trường chứng khoán (Chỉ số S&P 500).

Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến sự biến đổi giá vàng vừa qua?

Biến động giá vàng tại Việt Nam ngoài nguyên nhân tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước chậm lại, lạm phát, nợ công tăng, cách hành xử bầy đàn trên thị trường và đầu cơ, người mua vàng có tâm lý đề phòng những rủi ro đến từ thay đổi chính sách điều tiết của Chính phủ, còn là kết quả tổng hợp của các yếu tố khó khăn của kinh tế tài chính thế giới, lạm phát tăng và những biến đổi thất thường trên thị trường này.

Với  Việt Nam, theo ông có thể sử dụng giải pháp gì ổn định thị trường vàng?

Lựa chọn thứ nhất là tự do hóa thị trường vàng để giá tự điều chỉnh theo quy luật cung cầu ở phạm vi quốc tế. Cách này giảm thiểu các áp lực về giá, đồng thời hạn chế những can thiệp tốn kém chi phí từ Chính phủ. Mặc dù đây là một bước phát triển tất yếu trong tiến trình hội nhập quốc tế, nhưng tự do hóa cần được thực hiện từ từ để hạn chế những cuộc tấn công của giới đầu cơ quốc tế với tiềm lực tài chính lớn, đồng thời tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan điều phối.

Lựa chọn thứ hai là thiết lập thị trường giao dịch vàng tập trung hoặc phi tập trung (OTC). Giao dịch tập trung có nhiều lợi thế hơn trong điều kiện nền tảng thị trường sơ khai ở Việt Nam, dễ quản lý và đảm bảo tính minh bạch của thị trường. Bước tiếp theo là sáng lập của thị trường phái sinh với lựa chọn mua, lựa chọn bán các hợp đồng tương lai dựa trên vàng. Hợp đồng tương lai cho phép bảo vệ được các nhà đầu tư khỏi các rủi ro đối tác, thực hiện các tác nghiệp “tự bảo hiểm” đối với những biến động bất lợi của giá vàng, mà không nhất thiết có dòng trao đổi về vàng giữa người mua và người bán.

So sánh tổng quan cho thấy, Việt Nam nên lựa chọn chính sách thứ hai và kèm theo đó là chuẩn bị cho việc tự do hóa thị trường vàng nội địa. Tất nhiên, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thực hiện nhất quán các chính sách hỗ trợ các khu vực kinh tế làm ăn hiệu quả, và đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ vẫn là tiền đề để tạo dựng lòng tin trong công chúng và thực hiện các bước đi ở trên.

Cám ơn ông!

Tuyên bố trách nhiệm:Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

(Báo Đất Việt)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi