Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điện hạt nhân: “Vẫn như gà đẻ trứng vàng”

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến - Ảnh: Từ Nguyên.
Dù thế giới đang đánh giá, xem xét lại các tiêu chuẩn an toàn của điện hạt nhân, song nhìn chung vẫn xem điện hạt nhân như gà đẻ trứng vàng.

So sánh trên được Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến đưa ra khi nói về kế hoạch phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam, đặc biệt là sau sự cố thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản vừa qua do ảnh hưởng của động đất, sóng thần.

Theo ông Tiến, cho dù không ít quốc gia trên thế giới đang có thái độ thận trọng hơn trong việc phát triển điện hạt nhân sau sự cố của Nhật Bản hồi tháng 4 vừa qua, song đánh giá chung, điện hạt nhân vẫn là nguồn năng lượng tất yếu và hiệu quả nhất trong tương lai.

Trao đổi với VnEconomy, ông Tiến nói:

- Sau sự cố điện hạt nhân tại Nhật Bản, Việt Nam vẫn giữ nguyên kế hoạch phát triển, xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận vào năm 2014. Hiện chúng ta đang đàm phán với Nga và Nhật Bản để chuẩn bị ký kết hợp đồng lựa chọn đối tác xây dựng FS (báo cáo nghiên cứu khả thi). Kế hoạch là làm sao đảm bảo đúng tiến độ và đảm bảo an toàn cao nhất.

Tuy nhiên, vì là nhà máy đầu tiên nên với Việt Nam cái gì cũng mới, cái gì cũng thách thức, từ đào tạo nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở pháp lý về an toàn, vận hành...

Dự kiến sau khi ký xong FS, tức là có thiết kế cụ thể nhà máy thì sẽ tính toán tổng kinh phí xây dựng hai nhà máy trên.

An toàn cao thì chi phí tăng

Nhưng sau sự cố điện hạt nhân của Nhật Bản, chúng ta có tổ chức đánh giá lại kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân không, đặc biệt là việc lựa chọn công nghệ để đảm bảo an toàn nhất?

Sau sự cố đó, cộng đồng quốc tế cũng như Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) có tổ chức hội nghị cấp bộ trưởng về an toàn điện hạt nhân vào tháng 6 vừa qua tại Áo.

Tại đây họ quyết định nâng cấp tiêu chuẩn an toàn để làm sao đảm bảo cho cả lò đang hoạt động cũng như đối với các nhà máy xây dựng mới.

Nhưng có chuyên gia cho rằng, nếu chọn công nghệ cao nhất thì đòi hỏi chi phí phải lớn hơn nhiều. Như vậy thì liệu bài toán về hiệu quả kinh tế có được đảm bảo, thưa ông?

Đấy chỉ là một vài ý kiến thôi chứ hiệu quả thì nó phải so sánh toàn diện. Ví dụ không chỉ là điện hạt nhân mà tất cả các lĩnh vực khác cũng vậy, nếu công nghệ thấp thì chi phí vận hành sẽ cao, chi phí bảo dưỡng tốn kém, trong khi độ an toàn thấp. Còn công nghệ cao thì hoạt động bền vững, an toàn. Hiệu quả chính là chỗ ấy.

Còn hiện nay chúng ta vẫn chưa quyết định lựa chọn của quốc gia nào và chi phí bao nhiêu.

Sự cố điện hạt nhân của Nhật Bản vừa qua khiến nhiều nước thay đổi chiến lược về phát triển điện hạt nhân, thậm chí như Đức đã tính tới dừng hoàn toàn điện hạt nhân, còn chúng ta thì sao, thưa Thứ trưởng?

Đấy là cả một chiến lược lâu dài của họ cho nên mình cũng chỉ biết vậy. Nhưng thực tế thì nhiều nước vẫn sử dụng điện hạt nhân vì đấy là phương án khả thi để đảm bảo an ninh năng lượng của các quốc gia.

Hiện ở Việt Nam, nguồn cung điện vẫn đang căng thẳng, thiếu điện vẫn diễn ra thường xuyên. Còn nếu nhìn rộng ra, trong tương lai nếu thiếu điện thì chắc chắn nền kinh tế sẽ không phát triển được.

Theo quy hoạch điện 7 và quy hoạch điện hạt nhân thì chúng ta phấn đấu điện hạt nhân chiếm 4,5% vào năm 2020. Tất nhiên trong quá trình phát triển thì mình cũng có điều chỉnh.

Hiện theo quy hoạch hai nhà máy này thì mỗi nhà máy có hai tổ máy, mỗi tổ máy có công suất khoảng 1.000 MW, như vậy mới có tổng cộng 4.000 MW.

Sẽ nâng tiêu chuẩn an toàn

Vậy trong các hợp đồng FS sắp ký, chúng ta có nâng các điều kiện, yêu cầu về mặt kỹ thuật đối với các chuyên gia, nhà tư vấn sau sự cố Nhật Bản?

Có chứ, nhất là các tiêu chuẩn thiết kế an toàn phải nâng cao hơn ví dụ tiêu chuẩn an toàn trước đây dự phòng cho an toàn không cao, thì giờ đây theo khuyến cáo nhiều nước phải nâng cao độ dự trữ an toàn cho thiết kế.

Chẳng hạn như an toàn đối với động đất. Chẳng hạn, khảo sát thì ở Việt Nam khu vực này chỉ động đất 7 độ richter, chúng ta để mức dự trữ 8 thôi, nhưng các nước khuyến cáo mình phải đưa lên cao hơn nữa là 9 độ richter.

Hiện đang có khá nhiều chuyên gia về điện hạt nhân đến Việt Nam, có chuyên gia nào khuyên chúng ta không nên phát triển điện hạt nhân?

Tôi chưa gặp chuyên gia nào khuyên như thế cả.

Theo các chuyên gia, chi phí để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân là không hề nhỏ, trong khi theo quy hoạch điện 7, trong vòng 10 - 20 năm tới, điện hạt nhân cũng chỉ chiếm khoảng vài %. Vậy xét trên góc độ kinh tế, điện hạt nhân có thực sự hiệu quả?

Điện hạt nhân khác với các nguồn điện khác ở chỗ vòng đời một nhà máy điện hạt nhân khoảng 60 năm, thậm chí có thể kéo dài hơn, trong khi thời gian khấu hao thường chỉ 20 năm. Hết khấu hao còn đến 40 năm, khi đó điện hạt nhân trở nên rẻ hơn hết. Trong khi nhiệt điện chỉ 20-30 năm nên giá thành cao hơn nhiều so với điện hạt nhân.

Thứ hai nữa là với điện hạt nhân, khi người ta đầu tư ban đầu như vậy nhưng nhiêu liệu sử dụng sau này thường chiếm tỷ trọng thấp, theo tính toán sau này chỉ tối đa 15% khi hết thời gian khấu hao. Vì thế mà trên thế giới người ta ví điện hạt nhân như gà đẻ trứng vàng, bởi chi phí ít mà lợi nhuận cao.

Nhưng có ý kiến cho rằng, các nhà lập quy hoạch cho rằng điện hạt nhân có hiệu quả kinh tế cao bởi khi lập kế hoạch xây dựng nhà máy, họ chưa tính đến chi phí xử lý chất thải sau này, trong khi đây là một khoản không hề nhỏ?

Đúng đây cũng là một vấn đề khá quan trọng trong phát triển điện hạt nhân. Tuy nhiên, do nguyên liệu trong các nhà máy điện hạt nhân khi cháy chỉ cháy một phần, không cháy hết nên người ta có thể xử lý lại.

Hiện một số nước như Pháp, Nhật, Nga... thì họ đang áp dụng tái xử lý chất thải để sau này làm nguồn nhiên liệu cho điện hạt nhân. Người ta tính đây có thể là nguồn cung cấp cho hàng ngàn năm sau, trong khi quặng urani theo tính toán thì cũng chỉ dùng được khoảng 70 năm nữa.
 
Tuy nhiên, một chi phí khác nữa cũng khá quan trọng là khi nhà máy ngừng hoạt động thì phải có chi phí tháo dỡ. Để đảm bảo an toàn thì cái đó cũng cần chi phí lớn. Ở một số nước trong quá trình khai thác người ta trích kinh phí từ sản lượng điện để xây dựng quỹ, để sau này giúp cho tháo dỡ.

(Theo Vneconomy)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi