Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng Việt sẽ vào siêu thị Trung Quốc

Ông Nguyễn Lâm Viên - Ảnh: CTV

“Chúng tôi cam kết chỉ sau 60-90 ngày, hàng VN sẽ có mặt tại kệ hàng ở siêu thị Trung Quốc”. Ông Nguyễn Lâm Viên - phó chủ tịch Hội DN hàng VN chất lượng cao, tổng giám đốc Công ty Vinamit - đã khẳng định như vậy khi đề cập đến đề án đưa hàng Việt vào thị trường TQ.

Trao đổi với báo chí, ông Viên cho biết:

Đề án này xuất phát do các doanh nghiệp bức xúc trước việc hàng TQ tràn ngập tại thị trường VN, làm điêu đứng nhiều mặt hàng trong nước như gạch men, giấy, da giày, may mặc... Các shop bán hàng thời trang VN càng ngày càng teo tóp, đóng cửa trong khi ra đường đâu đâu cũng là hàng TQ.

Trong khi đó ở tất cả hệ thống siêu thị TQ họ cũng đang chuộng hàng nhập khẩu. Tại các siêu thị của TQ đã có hàng Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan... trừ VN. Chúng tôi tìm hiểu và được biết hàng VN đưa sang TQ với số lượng rất lớn nhưng chúng ta không đi đường chính ngạch mà lại đi tiểu ngạch. Tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) có những doanh nghiệp trước đây chỉ là tiểu thương bán tại chợ biên giới, nhưng có doanh số xuất khẩu lên đến 1.500 tỉ đồng mỗi năm. Điều đó cho thấy TQ có nhu cầu về sản phẩm VN chúng ta, vậy tại sao không đưa hàng trực tiếp vào siêu thị của họ mà lại để tiểu thương buôn bán bằng cách khiêng đồ qua sông.

Một khi đã lệ thuộc vào hệ thống xuất khẩu và phân phối tiểu ngạch như thế, các doanh nghiệp VN có muốn cũng không còn cửa để bứt ra khỏi cách làm ăn truyền thống để đưa hàng vào TQ dạng chính ngạch.

- Nói đến hàng TQ là người ta nghĩ đến hàng giá rẻ, liệu hàng hóa của VN có thể cạnh tranh được với hàng của họ?

Giá rẻ không phải là yếu tố quyết định đầu tiên khi đưa hàng VN vào TQ. Chính do hàng nội địa quá rẻ nên tâm lý của tất cả các nhà buôn tại TQ ngày nay là họ không muốn buôn hàng nội địa nữa bởi vì lợi nhuận quá thấp. Họ thích buôn bán hàng ngoại nhập nhiều hơn vì hàng ngoại cho họ một không gian rộng lớn hơn để có được lợi nhuận.

Một sản phẩm muốn đi vào một thị trường thì trước hết phải được các nhà buôn bán cho đã. Nếu họ chưa chấp nhận thì sẽ khó thành công. Họ thích hàng ngoại nhập vì hàng ngoại nhập có thể bán được giá cao, lợi nhuận cao. Tâm lý của người TQ cho rằng hàng nhập càng phải mắc hơn đồ trong nước dù cho đó là sản phẩm cùng loại. Và họ tự hào về hàng nhập. Ví dụ, cà phê Starbucks nhập về TQ bán mắc hơn cà phê của một công ty đa quốc gia sản xuất tại TQ khoảng 6-10 lần.

Do đó, hàng VN đưa sang TQ phải tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng chất lượng tốt và mẫu mã đẹp, đừng làm hàng có chất lượng tệ hơn hàng TQ. Hai yếu tố đó kết hợp thì hàng VN có quyền bán giá cao mà vẫn cạnh tranh được với hàng TQ.

- Ông từng tuyên bố mất 60-90 ngày hàng Việt có mặt trên kệ hàng của các siêu thị Walmart tại TQ. Cơ sở nào để ông khẳng định điều này, thưa ông?

Tôi khẳng định điều này hoàn toàn có thể. Hệ thống Walmart chỉ là một ví dụ. Hàng VN có thể vào tất cả các hệ thống bán lẻ lớn nhỏ khác tại TQ, ngoài Walmart còn có Carrefour, Posco... Để đưa hàng nông sản chế biến vào TQ thì mất 30 ngày cho các thủ tục kiểm định và 20 ngày làm việc với hệ thống siêu thị. Thời gian còn lại dành cho việc tra cứu quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký bảo vệ thương hiệu tại thị trường TQ.

Cách vào siêu thị của TQ cũng giống cách vào siêu thị của VN. Hãy đưa sản phẩm đến và thuyết phục người ta rằng sản phẩm này sẽ đem lại lợi nhuận cho siêu thị. Điều thuận lợi là các siêu thị ở TQ đều đón chào các mặt hàng nhập khẩu, đó là cơ hội xuất khẩu hàng VN. Trước đây, muốn vào hệ thống siêu thị phải đóng phí mua mã hàng là 1.500 tệ/siêu thị nhưng nay do người ta đang muốn có hàng của mình nên giá chỉ còn 500 tệ/siêu thị.

TQ là thị trường dễ tính hơn VN nhưng khách hàng lại có tính trung thành cao. Một khi khách hàng đã yêu mến một sản phẩm nào đó thì họ sẽ yêu mến lâu dài. Sức mua tại thị trường TQ lớn hơn VN. Hệ thống phân phối chính ngạch ngày càng chuyên nghiệp hơn, đang chiếm dần 50-70% thị trường. Do đó sản phẩm của VN có cơ hội nếu vào hệ thống chính ngạch thay vì tiểu ngạch.

Hiện tại một số doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực ngũ cốc, thực phẩm khô, bánh kẹo, may mặc... sẵn sàng hợp tác với hội bằng cách đưa hàng của họ cho chúng tôi phân phối.

Bản thân Vinamit cũng đang xúc tiến để có thêm một số mặt hàng mới đưa vào TQ. Đáng kể nhất là mặt hàng gạo VN thương hiệu Vinamit vào tháng 9 tới. Sáu tháng đầu năm nay VN xuất khẩu sang TQ trên 1 triệu tấn gạo nhưng toàn bán hàng thô, không hề có thương hiệu nên chúng tôi muốn đưa gạo có thương hiệu VN vào thị trường này.

- Nhiều doanh nghiệp lo lắng nhất ở thị trường TQ chính là bị xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, làm giả. Làm sao để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực này, thưa ông?

Điều đáng buồn là hầu hết những mặt hàng đi theo con đường tiểu ngạch đã bị người TQ đăng ký thương hiệu hết. Họ không bao giờ đem những hàng đó vào hệ thống siêu thị trong khi hệ thống phân phối các mặt hàng đó tại TQ thì doanh nghiệp VN không thể biết được. Các tiểu thương TQ rất biết cách bít hết thông tin khách hàng.

Do vậy, trước khi đưa hàng vào TQ, các doanh nghiệp nên chủ động đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở TQ trước, đăng ký bao vây để tránh bị lợi dụng.

Từ kinh nghiệm của Vinamit cho thấy điều đầu tiên đến làm ăn tại TQ là phải làm việc với luật sư. Họ sẽ có trách nhiệm làm mọi việc liên quan đến luật lệ tại TQ. Có bất cứ vấn đề gì về tranh chấp, xâm hại thì chúng tôi chuyển qua cho văn phòng luật sư để họ xử lý. Luật pháp TQ rất nghiêm trong vấn đề này nên có thông tin từ văn phòng luật sư gửi tòa án thì công ty làm giả hay xâm hại phải có trách nhiệm trả lời liền.

(Theo Tuổi trẻ)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • TS.Trần Du Lịch: Làm thế nào để phục hồi nền kinh tế?
  • Xóa độc quyền điện: 17 năm vì nhạy cảm, phức tạp
  • “Không quá lo lắng về tăng trưởng GDP”
  • “Không nên xem xét lập công ty mua bán nợ ngân hàng”
  • “Nói vốn FDI đang giảm thì chưa hẳn đã đúng”
  • Nhìn từ sự sụt giảm của CPI tháng 6/2012
  • TS. Vũ Thành Tự Anh: Cần đảo ngược những gì đã làm sai!
  • Chuyên gia phân tích đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi