Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TS.Trần Du Lịch: Làm thế nào để phục hồi nền kinh tế?

Theo quy luật "bất biến, vạn biến" xã hội không thể đứng im mà theo dòng chảy thời gian nó cũng phát triển hoặc là "phát lùi" nhưng cả hai đều là biến động nói về sự phát triển của nền kinh tế theo ông Trần Du Lịch, ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, kinh tế đã chạm đáy và bắt đầu phục hồi? Tại sao lại là chạm dáy tại sao lại có dấu hiệu phục hồi có thể theo quy tắc phát triển kinh tế hình sin?

 

Gần đây trên thực tế và cả trên báo chí đưa tin vấn đề lạm phát tiếp tục giảm, sản xuất có dấu hiệu tăng trở lại và tín dụng cho nền kinh tế bớt âm. Hoặc ít nhiều có dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế ?

-TS Trần Du Lịch cho rằng xét về tình hình vĩ mô, thì những khó khăn của kinh tế Việt Nam đã chạm đáy rồi và hiện giờ là trong giai đoạn hồi phục. Khi nghe câu trả lời này tôi nghĩ lại một kỷ niệm tại kỳ họp QH lần 2 Khóa XIII có một bài ý kiến về vấn đề giá cả lạm phát ở Việt Nam và lãi suất ngân hàng nhưng vị ĐBQH này đã ví vấn đề giá ở VN thông qua một ví dụ về mớ "rau muống".

Sau kỳ họp này ông nghị này đã được mang danh thứ thiệt là "ông nghị rau muống" Nhưng thực chất ý kiến của ông nghị này tôi được chứng kiến ông phân tích là đúng vì điều ông muốn nói ở đây là vấn đề lạm phát ở Việt Nam khác với các nước khác. Mà đặc biệt là vấn đề lãi suất vay ngân hàng tại thời điểm đó quá cao và cũng chính là nguyên nhân gây lạm phát.

Mặc dù chỉ số CPI 6 tháng đầu năm giảm ở mức thấp, cần nhìn nhận rằng đây không phải do chi phí sản xuất giảm mà là kết quả tổng cầu giảm vì sức mua suy yếu.Do đó, tất cả những yếu tố này chỉ mang tính tạm thời, nếu Việt Nam không cẩn thận, lạm phát rất dễ bùng phát. Khi đó, cái vòng luẩn quẩnchống lạm phát lại giảm phát, đến khi chống giảm phát lại lạm phát đãdiễn ra từ năm 2007 sẽ tái diễn thì rất nguy hiểm.

Tiến sĩ Lịch cho rằng kinh tế Việt Nam đã chạm đáy và đang có dấu hiệu hồi phục. Ảnh: Hoàng Hà

- TS Trần Du Lịch nhận định về tính chạm đáy của nền kinh tế nước nhà là  tăng trưởng kinh tế quý II ước đạt 4,5%, cao hơn mức 4% của quý I (mức đáy và không thể thấp hơn). Chỉ số phát triển doanh nghiệp cũng bắt đầu bớt tiêu cực hơn. 5 tháng đầu năm, có khoảng 21.800 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, tăng 9,5%, so với cùng kỳ. Tuy nhiên, riêng tháng 5, số doanh nghiệp “chết” đã bắt đầu giảm khoảng 10% so với tháng 4.

Ngoài ra, hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm dần, từ mức cao 34,9% của tháng 3 xuống lần lượt 32,1% và 29,4% trong tháng 4 và 5. Và đến 1/6 chỉ còn khoảng 26,4%.

Lãi suất cho vay tính đến 21/6 cũng đã giảm gần 3%,tiền đồng được cải thiện và ổn định hơn nhiều. Nhu cầu tiêu dùng bắt đầu quay trở lại, kích thích sản xuất. Một số yếu tố khách quan như giá dầu thô đã ổn định, kinh tế Mỹ cũng đã khởi sắc và điều đó giúp Việt Namtăng xuất khẩu, đầu tư. Rõ ràng khủng hoảng đã chạm đáy và sự phục hồi đang diễn ra.

Ông cho rằng các doanh nghiệp cần sẵn sàng chuẩn bị cho chu kỳ tới, khi khó khăn qua đi sẽ có nguồn lực tốt để tăng tốc phát triển. Trong đó, một nguyên tắc cần ghi nhớ là xây dựng chiến lược phát triển hệ thống càng đơn giản càng tốt, tối đa hóa hoạt động để tậptrung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Kiểu vấp ngã là phải đứng lên hay là "thất bại là mẹ của thành công" theo tư duy logic 

Vấn đề quan trọng là doanh nghiệp cần nghiêm túc đánh giá lại năng lực của mình như: sử dụng nhân lực, nguồn vốn có hợp lý hay không, sản phẩm đã phù hợp với thị trường chưa…, từ đó đưa ra chiến lược phù hợp với thời điểm hiện tại.

Mặt khác các cơ quan quản lý cần nhìn nhận rằng với tình hình này, nếu không có động tĩnh can thiệp gì thì CPI đến hết năm nay chỉ tăng khoảng 5-6%. Do đó, về chính sách, chúng ta cần chủ trương chuyển hướng chống lạm phát sang chủ động đưa CPI lên 8% vào cuối năm nay. Lúc đó, chính sách tài khóa sẽ có dư địa 3% để đưa tăng trưởng kinh tế lên khoảng 5,5% là đạt yêu cầu.

Tuy nhiên, để tránh rơi vào vòng luẩn quẩn, chống lạm phát lại suy giảm, chống suy giảm lại tăng lạm phát như tôi đã nêu...thì lần này Chính phủ có sự đổi mới cách làm. 

Ông cho rằng để hỗ trợ nền kinh tế, Chính phủ hiện nay đang có dư địa rất lớn từ hai công cụ là tiền tệ và tài khóa chứ không phải bế tắc như năm ngoái. Xét về chính sách tiền tệ, tính tới 21/6, tăng trưởng tín dụng chỉ mới trên dưới 0%. Như vậy, kế hoạch tăng trưởng 15-17% vẫn còn nguyên. Giả sử năm nay Việt Nam chỉ cần tăng trưởng tín dụng 10% thì từ giờ đến cuối năm, mỗi tháng sẽ cung rathị trường khoảng 50.000 tỷ đồng.

Thứ hai về nguồn ngân sách (gồm đầu tư của nhà nước và trái phiếu), từ nay đến cuối năm mỗi tháng có thể bơm ra hơn 21.000 tỷ đồng. Vậy tổng cộng hai khoảng này mỗi tháng Việt Nam có thể bơm ra nền kinh tế 71.000 tỷ đồng để kích thích sản xuất, tăng trưởng GDP.

- Cần phải giải quyết  'cục máu đông'là nợ xấu và sức mua thị trường suy yếu. Hai yếu tố này đã chặn lại dòng vốn ra thị trường. Từ nay đến cuối năm làm sao phải hấp thụ được lượng tiền 71.000 tỷ đồng mỗi tháng mới là vấn đề mấu chốt để thúc đẩy tăng trưởng. Đặc biệt cần phải tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ngay cần tiến độ.

Muốn vậy, trên góc độ chính sách tiền tệ, ngân hàng phải tập trung cho nông nghiệp nông thôn và gỡ khó dần cho bất động sản.Riêng cục máu đông nợ xấu, (không xét đến yếu tố thành lập công ty mua bán nợ Quốc gia 100.000 tỷ) thì trước hết, bản thân các ngân hàng phảicó trách nhiệm giải quyết.

Theo đó, tôi cho rằng, những nhà băng trong nhóm G14có lãi, cần trích lập dự phòng 70% cho nợ xấu, phần còn lại các nhà băngkhác dùng công cụ mua nợ để giảm nợ xấu xuống. Bằng mọi giá, trong nămnay phải giảm cục máu đông này thì mới mong khai thông được nguồn vốn.

- Tuy hiện nay vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng cơ bản đã được giải quyết, nhưng vẫn còn căng thẳng đối với một vàinhà băng nhỏ. Do đó, nếu tự do hóa lãi suất vào thời điểm này, các nhà băng yếu kém có thể đẩy cao lãi suất huy động để hút vốn bù đắp thanh khoản, châm ngòi cho cuộc đua lãi suất. Khi đó, mặt bằng chung sẽ bị đẩylên cao càng gây khó cho nền kinh tế.

Vì vậy khi nào giải quyết được cục máu đông nợ xấu và xử lý triệt để các ngân hàng yếu kém thì mới dỡ trần lãi suất được. Nhưng cũng cần phải có quy định về trần lãi suất cho vay hay gọi là mức lãi biên " vào quy chuẩn rồi  đến khi kinh tế thực sự ổn định thì phải bỏ các biện pháp hành chính, trả lại theo cơ chế thị trường. Tóm lại để gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế hai vấn đề cần giải quyết hiện nay là xử lý triệt để các ngân hàng yếu kém và giải quyết được cục máu đông "nợ xấu" đẻ khai thông dòng vốn và ổn định lãi suất vay về mức 10-12% năm tiến tới dưới 10% năm thì các doanh nghiệp mới có thể thở được và phục hồi.  

Lan Hương TH&PT// Tầm Nhìn

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Xóa độc quyền điện: 17 năm vì nhạy cảm, phức tạp
  • “Không quá lo lắng về tăng trưởng GDP”
  • “Không nên xem xét lập công ty mua bán nợ ngân hàng”
  • “Nói vốn FDI đang giảm thì chưa hẳn đã đúng”
  • Nhìn từ sự sụt giảm của CPI tháng 6/2012
  • TS. Vũ Thành Tự Anh: Cần đảo ngược những gì đã làm sai!
  • Chuyên gia phân tích đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế
  • Cần có luật quản lý tập đoàn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi