Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hướng dẫn mới về lưu hành xe quá tải trọng: “Phá rào” giúp DN

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 03/2011/TT- BGTVT quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ, lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ, vận tải hàng siêu trường siêu trọng, giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ. Luật sư Thái Văn Chung - Tổng thư ký Hiệp hội vận tải hàng hóa TP HCM (HHVTHH TP HCM) cho biết DN vận tải hàng hóa TP HCM rất hoan nghênh nội dung của thông tư này.

- Ông có thể cho biết vì sao DN vận tải hoan nghênh TT 03/2011/TT - BGTVT ?

Thứ nhất, TT 03 đã nâng mức tổng trọng tải đối với xe tổ hợp đầu kéo với rơmoóc hoặc sơmi rơmoóc lên tối đa 48 tấn so với quy định cũ 40 tấn. Thay đổi này là sát thực tế hiện nay, tạo điều kiện rất thuận lợi cho các DN vận tải hàng hóa bằng container.

Thứ hai, TT 03 cho phép nâng mức chiều cao xếp hàng của xe chở container từ 4,2 mét của quy định cũ lên 4,35 mét. Quy định này phù hợp với thực tế hơn, tránh được khó khăn không thể giải quyết từ trước đến nay là do chiều cao của container, chiều cao gầm xe là không thể thay đổi nên DN vận tải hầu như không thể hạ chiều cao 4,2 m theo quy định. 

Thứ ba, TT 03 đã nâng mức giới hạn tải trọng trục vượt quá từ 1,1 lần lên 1,15 lần tải trọng trục tối đa cho phép. Thay đổi này tuy vẫn còn hạn chế nhưng cũng phần nào giảm được việc DN bị xử phạt do quá tải trọng trục hiện nay tại các trạm cân xe.

- Tuy nhiên, một số DN vẫn phản ánh là việc quy định tổng tải trọng chỉ 48 tấn so thực tế hiện nay vẫn còn nhẹ ?

Vẫn biết là DN vận tải thì luôn mong chở nặng, chở nhiều để thu lãi cao. Thực tế có nhiều xe đã chở quá tải có thể gấp 3 đến 4 lần.. Tuy nhiên, lợi ích của DN phải song hành với bảo vệ cầu đường. Tại sao DN nào cũng chê đường yếu, cầu yếu nhưng lại cứ chở nặng thì sao có thể bảo vệ được cầu và đường. Theo tôi, TT 03 đã nâng tổng tải trọng xe container từ 40 tấn lên 48 tấn “là quá ngon rồi”. DN nào chở quá tải mức quy định trên thì phải chịu phạt.

- Vậy theo quan điểm của ông vấn đề tải trọng vẫn còn “lấn cấn” điều gì ?

Vấn đề đang còn "bức xúc" là tải trọng cầu chưa đồng bộ với tải trọng đường. Cụ thể là đường thì tính theo tải trọng trục, còn cầu thì tính theo tổng tải trọng. Do vậy, khi xe đầu kéo container không vượt quá tổng tải trọng 48 tấn, được đi trên đường nhưng không thể qua cầu vì đã vượt quá tải trọng cầu (hiện tại VN chưa có nhiều cầu có tải trọng trên 30 tấn).

- Hiệp hội có kiến nghị giải pháp gì không, thưa ông ?

Mong sao các ngành chức năng tiếp tục tháo gỡ tiếp các vướng mắc của DN vận tải đã được phản ánh qua báo chí như vấn đề đăng kiểm, vấn đề hạ tầng giao thông, vấn đề trạm cân xe...

Có thể thống nhất cách tính theo tải trọng trục xe khi qua cầu, cũng như đi trên đường sẽ thuận lợi cho DN hơn. Nếu được tính tải trọng trục khi qua cầu thì theo  quy định hiện nay là trục đơn (bánh xe trước) được cho phép tải trọng 10 tấn, trục kép (bánh sau) cho phép từ 16 đến 24 tấn. Nếu DN chở nặng thì có thể dùng xe nhiều trục để bảo đảm chia đều trọng lực lên các trục, có thể đi qua cầu mà không vượt tải trọng trục cho phép.

- Còn các loại xe tải và xe siêu trường siêu trọng ?

Theo tôi thì quy định hiện nay về tải trọng và chiều cao đối với xe tải là tạm được. Riêng một vấn đề vướng mắc rất đáng quan tâm đối với xe siêu trường siêu trọng chưa được giải quyết, cụ thể là quy định hiện nay, xe siêu trường siêu trọng khi tham gia giao thông thì phải có giấy phép đặc biệt chở hàng quá tải quá khổ.

Tuy nhiên, các DN vô cùng khó khăn khi xin giấy phép này vì theo quy định thì cấp khu quản lý đường bộ được cấp loại giấy phép này trên quốc lộ, còn Sở GT tỉnh - TP thì được cấp giấy phép này trên tỉnh lộ trở xuống. Do vậy, rất nhiều trường hợp DN buộc phải xin cả hai loại giấy phép của cả hai cấp quản lý nêu trên vì xe có thể lưu hành cả trên QL lẫn các đường nhỏ hơn. Một xe có thể phải xin nhiều giấy phép của nhiều tỉnh, của hai đến ba khu quản lý đường bộ do lưu hành qua nhiều địa bàn quản lý - nhiều tỉnh khác nhau. Như vậy là rất phiền phức và nhiêu khê. Nên chăng chỉ cấp duy nhất một loại giấy phép khi xe siêu trường siêu trọng lưu thông trên cả nước, có thời hạn từ một năm trở lên, nơi cấp nên ở tại các TP lớn tập trung nhiều phương tiện loại này.

- Xin cảm ơn ông.

(Theo Phạm Nguyễn // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Bảo vệ trẻ em: Chưa thực chất
  • Phó thủ tướng: “Kiềm chế lạm phát là ưu tiên số một”
  • Hiệu quả công việc của cán bộ Hải quan : DN đã có “thước đo”
  • Ngành cà phê: Tập hợp thành “bó đũa”
  • ‘Giảm tín dụng, chứng khoán, bất động sản sẽ không bị sốc’
  • Để doanh nghiệp tự cạnh tranh
  • Sẽ thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Mỹ để quảng bá hàng Việt
  • Chấm dứt vay - gửi ngoại tệ để chống đô la hóa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi