Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Luật đã lạc hậu!

Xung quanh những bất hợp lý của Luật thuế thu nhập cá nhân đối với đầu tư chứng khoán, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn - thứ trưởng Bộ Tài chính kiêm tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - cho biết sẽ nghiên cứu sửa đổi nhằm giảm bớt thiệt hại cho nhà đầu tư. Ông Tuấn nói:

Hiện có hai phương án thu thuế chứng khoán là 0,1% trên giá trị giao dịch và 20% trên chênh lệch giá mua - bán. Nhưng thống kê cho thấy hầu hết nhà đầu tư chọn nộp thuế theo phương thức 0,1% trên giá trị giao dịch, có 3.800 nhà đầu tư đăng ký nộp thuế theo phương thức 20% trên chênh lệch giá mua - bán.

Theo quy định hiện nay, dù đăng ký nộp theo phương thức 20% trên chênh lệch giá mua - bán vẫn bị công ty chứng khoán tạm khấu trừ 0,1%, cuối năm mới quyết toán và vẫn chưa có nhà đầu tư nào đủ điều kiện để được hoàn thuế?

Trên nguyên tắc những nhà đầu tư đã đăng ký nộp thuế theo phương thức 20%, trong năm 2010 đã bị công ty chứng khoán tạm khấu trừ 0,1%, nếu thua lỗ sẽ được hoàn thuế. Tuy nhiên, đến nay chưa có nhà đầu tư chứng khoán nào được hoàn thuế thu nhập cá nhân do không đủ điều kiện về chứng từ.

Theo quy định, muốn được hoàn thuế chứng khoán, nhà đầu tư phải thực hiện chế độ sổ sách kế toán hóa đơn chứng từ. Tuy nhiên, trên thế giới không có quốc gia nào có chế độ kế toán với cá nhân. Hộ kinh doanh cá thể nhiều quốc gia còn cho một loại kế toán đơn số, thậm chí không có đầu vào. Bộ Tài chính chưa bao giờ đặt ra quan điểm xây dựng chế độ kế toán với nhà đầu tư cá nhân cả. Đó là việc không tưởng trong thực tiễn.

Vậy tại sao lại đưa quy định “sổ sách hóa đơn chứng từ” thành điều kiện để được hoàn thuế, thưa ông?

Nói một cách khách quan, Luật thuế thu nhập cá nhân trên thực tế đã lạc hậu và cần phải sửa, tuy nhiên đến năm 2012 mới được sửa. Do vậy lúc này ta nên bàn vấn đề khả thi trong thực tiễn.

Quan điểm của tôi là trong những thời điểm thị trường đi xuống hoặc cần khuyến khích phát triển thị trường chứng khoán thì không thu thuế. Hoặc không xem thu nhập từ chứng khoán là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nữa mà là thuế để quản lý với nhà đầu tư chứng khoán, với một mức thu chẳng hạn 0,1%.

Nhìn rộng ra, không có quốc gia nào trên thế giới áp dụng cách thu 20% trên chênh lệch giá mua - giá bán như ở VN. Vì cá nhân không thể làm kế toán, hơn nữa không có quan điểm kế toán với nhà đầu tư cá nhân. Trung Quốc và nhiều nước khác cũng áp dụng một mức thu thống nhất, dao động từ 0,1-0,3%.

Bộ Tài chính có hướng gì để giải quyết ách tắc trong hoàn thuế thu nhập cá nhân với nhà đầu tư đã đăng ký nộp thuế chứng khoán theo phương thức 20% trên chênh lệch giá mua - bán mà thời gian qua bị lỗ nặng do thị trường đi xuống?

Những nhà đầu tư này không thể hoàn thuế được vì hầu hết nhà đầu tư không đáp ứng được quy định về chế độ kế toán hóa đơn chứng từ. Trong khi chờ sửa luật, hướng giải quyết tình thế là

quy định một mức thu 0,1%, trường hợp quy định 20% thì quy định rõ những chi phí. Nhà đầu tư có lãi được quyền kê khai các chi phí, còn nếu đầu tư thua lỗ thì đương nhiên khỏi kê khai chi phí gì nữa.

Lúc đầu Bộ Tài chính cũng dự định trong bối cảnh thị trường khó khăn như hiện nay nếu quy định miễn thuế cho nhà đầu tư đăng ký nộp theo phương thức 0,1% trên giá trị giao dịch thì lập tức những nhà đầu tư khác sẽ chọn cách nộp 0,1%. Đó là phương án khả thi hợp tình hợp lý.

Quy định khấu trừ 10% với các khoản thu nhập từ 500.000 đồng của người lao động vãng lai cũng đang làm khổ người nộp thuế, khi nào Bộ Tài chính sẽ điều chỉnh?


Quy định khấu trừ 10% với thu nhập của lao động vãng lai được quy định trong nghị định 100 của Chính phủ, còn mức 500.000 đồng được quy định trong thông tư 84 của Bộ Tài chính. Do vậy, trước mắt có thể nâng mức khấu trừ này lên để người nộp thuế không phải vất vả đi hoàn thuế.

Phương án mà Bộ Tài chính sắp hướng dẫn là phân biệt rõ đối tượng thuộc diện chắc chắn phải khấu trừ và không chắc chắn phải khấu trừ. Đối tượng chắc chắn phải khấu trừ các nguồn thu nhập vãng lai là những người đang nộp thuế ổn định mà có thêm thu nhập vãng lai khác, khi ấy đương nhiên họ sẽ bị khấu trừ.

Trường hợp khác người nộp thuế được tự khai tự nộp, không gắn trách nhiệm với cơ quan chi trả nữa. Như vậy có thể giải quyết được vấn đề của người thu nhập vãng lai.

(Tuổi trẻ Online)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Tháo ngòi nổ" để giảm lãi suất
  • Quy định lãi suất trần 14% không có hiệu quả
  • Lãi suất cao đang đe doạ nền kinh tế
  • Không tiếp tục trói mình vào USD
  • 'Không phải vô cớ mà ngân hàng đẩy lãi suất lên 17-18%'
  • Người tiêu dùng “tự bơi”
  • Sắp cắt giảm hơn 3.000 dòng thuế: Thách thức lớn!
  • Đẩy lùi tình trạng gas giả, kém chất lượng: Cuộc chiến vẫn…còn dài
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi