Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng: Thu phí qua đầu phương tiện không công bằng

Hôm 15.02, trả lời báo chí quanh việc Bộ GTVT đề xuất các phương án thu phí bảo trì đường bộ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Hồ Nghĩa Dũng cho rằng, thu phí qua xăng dầu là công bằng nhất. 

Thu phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện không công bằng
bằng thu phí qua xăng dầu. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Thưa ông, vì sao Bộ GTVT nghiêng về phương án thu phí qua đầu phương tiện?

Chúng tôi đưa cả hai phương án để tham khảo ý kiến xã hội, cũng để các cơ quan quản lý nhà nước thêm lựa chọn. Chính phủ sẽ quyết định chọn phương án nào.

Phương án thu qua giá xăng dầu thì đảm bảo được công bằng, xe lăn bánh nhiều, tiêu hao nhiều nhiên liệu thì chủ phương tiện phải trả nhiều phí hơn. Tuy nhiên, phương án này cũng có hạn chế. Tổ chức thu thế nào với xe chạy xăng, chạy dầu, rồi các phương tiện không chạy xăng dầu. Cũng không thể biết người ta mua xăng về cho phương tiện giao thông, hay để sử dụng vào những việc khác nữa.

Ngoài ra, thu phí qua giá xăng dầu trong khi loại nhiên liệu này đang được kiểm soát giá do đó mỗi lần giá xăng biến động; chưa kể những loại chi phí khác như phí môi trường, hạ tầng giao thông cũng thu qua nhiên liệu nên rất nhạy cảm, dễ tác động xấu đến xã hội. Rồi việc truy thu phí này từ các đơn vị kinh doanh xăng dầu như thế nào, tính ra sao cũng cần quan tâm. Phải nói rằng, thu qua giá xăng là công bằng nhất, và đấy là phương pháp mà thế giới đang áp dụng.

Về phương án thu phí qua đầu phương tiện sẽ được hiểu rằng khi một người tham gia giao thông, phải đóng góp phí kết cấu hạ tầng giao thông. Việc thu này tổ chức đơn giản hơn, nhưng không giải quyết được công bằng trong tất cả các loại phương tiện.

Đường bộ chung đường sắt: Chưa thể giải quyết

Hiện đường sắt vẫn còn nhiều cầu đi chung với đường bộ; đường dân sinh, đường ngang cắt đường sắt rất nguy hiểm, mà vụ tàu hỏa đâm 6 ô tô xảy ra tại cầu Ghềnh là ví dụ, ông nghĩ sao về vấn đề này?

Đầu tư cho đường sắt theo kiểu nâng cấp khác với việc nâng cấp đường bộ. Trên cơ sở vật chất đường sắt hiện có, mà đầu tư nhiều theo quy mô hiện đại, quy mô mới, đồng bộ thì khó. Vì đường sắt bây giờ là đường sắt rộng một mét, hiện đại hóa sao được. Hành lang an toàn giao thông đường sắt thì bị lấn hoàn toàn. Ngành thì bị phê phán nhiều về nạn đường ngang, nhưng phải nói là địa phương và xã hội phải có trách nhiệm quản lý đường sắt.

Ngay ở Hà Nội cũng thế thôi, tàu hỏa cứ chạy sát sàn sạt vào nhà dân.

Bộ GTVT sẽ giải quyết vấn đề này ra sao, thưa ông?

Nâng cấp là cần thiết nhưng cũng chỉ giải quyết được phần nào đó, chứ không giải quyết được triệt để hay hiện đại hóa. Về lâu dài, chúng tôi sẽ quy hoạch lại đường sắt theo hướng hình thành một tuyến mới. Đó phải là tuyến đường sắt đôi khổ 1,45m, cơ khí hóa, hiện đại hóa, mới đáp ứng được nhu cầu.

Trao đổi với Tiền Phong trước đó, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, sở dĩ Bộ nghiêng về phương án thu phí bảo trì đường bộ qua đầu ô tô, xe máy vì Bộ Tài chính phản đối phương án thu qua giá xăng dầu. Bởi thực tế, đã có nhiều loại phí thu qua xăng dầu như phí môi trường, bình ổn giá xăng dầu...

Cả tuyến có 5 nghìn cầu nhưng có gần chục cầu là đường sắt và đường bộ chung nhau. Nguồn lực của đất nước thì chưa thể giải quyết một sớm một chiều vấn đề đó, cho nên phải sử dụng cầu chung. Mà không chỉ ở nước ta mới có cầu chung, kể cả những nước phát triển hơn chúng ta, và thậm chí cả những nước tiên tiến nữa vẫn có những cầu phải sử dụng chung. Vấn đề là anh quản lý nó như thế nào, sử dụng nó ra sao.

Như tôi nói ở trên, nếu có được các cầu tách riêng là tốt nhất, nhưng mấy chục năm rồi thực tế vẫn như thế, chúng ta vẫn quản lý tốt, chưa xảy ra vụ tai nạn nào nặng như tại cầu Ghềnh (Đồng Nai). Không thể vì tai nạn này mà đổ thừa hết cho cầu đi chung.

Ý thức của người tham gia giao thông là quan trọng, không thể chấp nhận được là hai xe cứ đối đầu nhau rồi lái xe cãi nhau, văn hóa giao thông ở đâu. Tại sao một người không lùi ra, để nhường đường cho một xe đi trước.

(Theo Đình Thắng // Tienphong Online)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi