Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm: Điều chỉnh tỷ giá là kịp thời

Điều chỉnh tỷ giá là hoạt động thực hiện chỉ đạo chung của Chính phủ nhằm mục tiêu tập trung ổn định kinh tế vĩ mô. Chính sách đưa ra bao giờ cũng tác động hai mặt, cả thuận lợi lẫn trái chiều, song nhìn toàn cục, việc điều chỉnh tỷ giá là kịp thời.

Ông Cao Sỹ Kiêm. Ảnh: Chinhphu.vn

Ông Cao Sỹ Kiêm), nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và hiện là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã chia sẻ với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ về việc điều chỉnh tỷ giá vừa qua và những tác động đến doanh nghiệp. 

Việc Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ giá liên ngân hàng tới 9,3%  ngày 11/2 , theo ông, điều này sẽ tác động như thế nào đến lạm phát năm 2011?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Điều chỉnh tỷ giá vừa rồi là động tác thực hiện chỉ đạo chung của Chính phủ, tập trung ổn định vĩ mô.

Chính sách đưa ra bao giờ cũng có tác động hai mặt. Mặt tích cực khiến hoạt động tài chính vận hành một cách thị trường hơn, tạo khả năng giải quyết cung cầu USD, góp phần chống nhập siêu, hạn chế việc găm giữ đầu cơ USD.

Tuy nhiên cũng có mặt tác động tiêu cực ảnh hưởng rõ nhất là việc tăng chi phí đối với các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều ngoại tệ nhập vật tư nhiên liệu thiết bị, kích thích lạm phát, đẩy giá lên.

Khi lạm phát tăng lên sẽ ảnh hưởng đến lãi suất, lãi suất là giá của đồng tiền.

Tuy nhiên cần phải thấy lạm phát có nhiều nguyên nhân, mà trong đó không chỉ có nguyên nhân tiền tệ mà cái chính lại là các nguyên nhân khác như: bội chi ngân sách cao, hiệu quả đầu tư chưa cao, nhập siêu lớn, năng suất lao động, những vấn đề vĩ mô dài hạn mà chúng ta chưa giải quyết triệt để, mà chủ yếu giải quyết mang tính tình thế… Đó mới là yếu tố trực tiếp cho lạm phát, khiến nguy cơ lạm phát vẫn còn hiện hữu.

Theo tôi, căn bản vẫn cần phải giải quyết vấn đề nhập siêu, tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm cho xã hội.

Nhưng chúng ta cần phải chấp nhận, chuyển dần giải pháp xử lý tình thế, mệnh lệnh hành chính để hướng tới những giải pháp dài hạn.

Nếu nhìn tổng thể, tôi cho rằng đợt điều chỉnh tỷ giá vừa qua đúng và kịp thời, giải quyết nhiều vấn đề, góp phần giúp thị trường tài chính vận hành theo nguyên tắc minh bạch, chống rủi ro đầu cơ, tạo lòng tin và lợi nhiều hơn hại.

Thưa ông, có một số quan điểm cho rằng thời điểm điều chỉnh lẽ ra phải sớm hơn để tránh  dẫn đến việc điều chỉnh tỷ giá khá lớn? Ý kiến của ông về điều này?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Đúng là việc kiểm soát tỷ giá mấy tháng cuối năm vừa rồi là cần thiết để góp phần kiềm chế lạm phát, tuy nhiên danh nghĩa tỷ giá thấp nhưng thực tế các doanh nghiệp vẫn phải giao dịch ở mức cao, trong khi việc mua ngoại tệ cũng khó khăn.

Theo tôi, điều chỉnh tỷ giá ở mức 9,3% và kéo biên độ hẹp lại xuống còn +/-1% là hợp lý. Vì trước đó đã kìm giữ do đó cần phải điều chỉnh ở mức lớn sát với thị trường, tránh kỳ vọng tiêu cực, đó cũng là yếu tố phải chấp nhận để điều hành.

Sau Tết, khả năng thanh khoản và cung ứng ngoại tệ dồi dào hơn do đó chọn thời điểm là hợp lý, mức độ điều chỉnh cao và kéo hẹp biên độ là chính xác.

Như vậy sẽ có những nhóm doanh nghiệp chịu nhiều thiệt hại và nhóm doanh nghiệp được lợi, ông có thể nói rõ hơn?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Thường thì có thể hiểu các doanh nghiệp xuất khẩu được lợi nhưng với đối tượng này cũng không phải doanh nghiệp nào cũng được lợi. 

Với doanh nghiệp vật tư, nguyên liệu trong nước tự túc được thì rõ ràng là được lợi.

Còn với doanh nghiệp xuất khẩu nhưng đầu vào vật tư nhập khẩu  thì tình hình lạm phát ở nước ngoài làm tăng giá vật tư, doanh nghiệp phải nhập giá cao cộng với lạm phát trong nước thành lạm phát “kép” nếu không tính toán kỹ thì sản xuất xuất khẩu nhiều cũng không có lãi.

Có ý kiến cho rằng nếu giữ nguyên biên độ thì chỉ cần điều chỉnh khoảng 7%  thì sẽ ít ảnh hưởng hơn? Như vậy chúng ta cần làm gì để hạn chế tác động tiêu cực?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Trong tình hình hiện nay, tâm lý "đám đông", đồn thổi tung tin rất nhiều, thậm chí có sự lợi dụng cả ngân hàng, cả doanh nghiệp để “bắt chẹt” những đối tượng yếu thế hơn. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải rất linh hoạt, chủ động, khi cần thì phải điều chỉnh linh hoạt giúp thị trường thông thoáng chứ không bị sơ cứng.

Theo nhận định của tôi, mấy hôm nay, tình hình dự trữ của các ngân hàng tăng lên, do các ngân hàng mua ngoại tệ được tốt hơn. Và như vậy,  nhìn chung các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc mua ngoại tệ, tất nhiên cũng có một số doanh nghiệp, nhất là̀ doanh nghiệp nhập khẩu chịu thiệt hơn.

Cái khó là chúng ta phải cố gắng vận hành theo thị trường, tuy nhiên điều kiện đảm bảo một thị trường hoàn hảo lại chưa có. Vì thệ́ nếu thả nổi lãi suất sẽ cực kỳ nguy hiểm. Bên cạnh đó, khi điều chỉnh tỷ giá mà các bộ, ngành khác không có chính sách đi kèm, thống nhất dễ tạo sự biến động phức tạp về tỷ giá, giá vàng.

Theo ông, các doanh nghiệp và người lao động ứng phó với tình hình khó khăn với việc tăng chi phí đầu vào như thế nào?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Các doanh nghiệp phải tính toán  kỹ chi phí, cơ cấu đầu tư. Thông thường, đối với doanh nghiệp lớn có nhiều lĩnh vực khác, lấy cái này bù cái kia thì việc sản xuất vẫn bình thường. Còn doanh nghiệp tiềm lực kém thì có thệ̉ thu hẹp, co cụm. Lao động khi không làm cho doanh nghiệp thì lại có thể thành lao động phi chính thức, lao động sẽ phải tự điều chỉnh, ví dụ nhiều lao động ở quê thì lại quay sang làm các việc khác hoặc về nông thôn, khi nào sản xuất làm ăn tốt lại tiếp tục đi làm.

(Theo Huy Thắng // Tin Chính phủ)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi