Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Nhắm các DN nguy cơ”

“Hơn 3.000 vụ vi phạm pháp luật về môi trường bị phát hiện trong 6 tháng đầu năm 2010” là con số do Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49) đưa ra sau khi sơ kết công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường 6 tháng đầu năm 2010; Trong đó, nổi lên vi phạm quy định về xử lý chất thải công nghiệp xảy ra tại nhiều địa phương.

PV có cuộc trao đổi với Đại tá Lương Minh Thảo - Phó Cục trưởng C49 xung quanh vấn đề này.

- Thưa ông, sau vụ Vedan gây bức xúc trong dư luận, nhiều khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất vẫn tiếp tục sử dụng hệ thống ngầm dẫn nước thải chưa qua xử lý ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Điển hình như vụ nhà máy sản xuất khung nhôm định hình thuộc Cty cổ phần công nghiệp Tung Kuang (Đài Loan) tại Cẩm Giàng, Hải Dương... Phải chăng việc xử lý vi phạm chưa đến nơi đến chốn khiến các vụ vi phạm nghiêm trong liên tiếp xảy ra ?

Nói xử lý chưa đến nơi đến chốn là chưa đúng, mà quy trình xử lý phải theo quy định của pháp luật. Có những vụ việc có thể xử lý được ngay nhưng có những vụ việc phải theo trình tự. Ví dụ, vụ Vedan các cơ quan chức năng tư pháp, bộ công an và cục cảnh sát môi trường kiên quyết đề nghị khởi tố hình sự, nhưng bộ luật hình sự quy định xử phạt hành chính. Thực tế, Vedan đã bị xử phạt hành chính rồi nhưng quá thời hiệu, thế nên việc xử phạt hành chính đã phải xử phạt rất cao. Cụ thể Vedan đã bị xử phạt vi phạm hành chính 267 triệu đồng và bị truy thu phí bảo vệ môi trường trên 127 tỷ đồng. Ngoài ra, còn yêu cầu đền bù cho nhân dân. Nghĩa là chúng ta đã đề nghị xử lý rất kiên quyết.

- Vậy tại sao số vụ DN vi phạm vẫn có chiều hướng gia tăng, thưa ông ?

Có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu vẫn là do lợi nhuận. Không qua giai đoạn xử lý, tức là DN đó đã tăng thu nhập, khoảng 7-8%. Như Cty Tung Kuang ở Hải Dương vừa rồi, nhiều báo chí đưa tin, giám đốc Cty cho rằng, việc làm của họ là để cứu Cty khi suy thoái, nếu không tiết kiệm sẽ đóng cửa. Lần xả nhiều nhất tiết kiệm được khoảng 100 triệu.

Bên cạnh đó, số lượng DN quá lớn, cả nước có tới hàng trăm nghìn DN. Trong khi đó, lực lượng thanh tra kiểm tra lại mỏng. Nhiều địa phương hiện nay có khoảng trên chục cán bộ cảnh sát môi trường (CSMT) trong khi địa bàn rộng không quán xuyến đuợc hết. Còn lực lượng thanh tra kiểm tra của ngành Tài nguyên Môi trường hay Y tế cũng còn rất mức độ.

Trong khi đó, thủ đoạn đối phó của DN ngày càng tinh vi, công tác phát hiện rất khó. Khi Đoàn đến kiểm tra thường được báo trước, nên các DN có thể thay hệ thống xử lý. Có trường hợp, ban ngày DN xử lý, ban đêm lại xả thải qua môi trường. Thậm chí DN còn tận dụng thời tiết mưa gió tiến hành việc làm vi phạm pháp luật trên.

Về luật pháp, mặc dù chương XVII Bộ luật Hình sự năm 1999, các tội phạm về môi trường đã được sửa đổi nhưng mới chỉ có điều 89 và 90 quy định tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm là có hướng dẫn. Các tội còn lại, khái niệm “ô nhiễm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, “số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”... chưa được giải thích cụ thể. Vì vậy, rất khó cho việc định tội danh và xét xử. Hiện nay mới vận dụng ở thông tư 07, 207 của Bộ TNMT, xử lý hình sự cũng còn gặp khó khăn.

Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng Cảnh sát môi trường đã điều tra khám phá 3012 vụ, 1034 tổ chức, 2096 cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xử phạt vi phạm hành chính trên 17 tỷ đồng, đề nghị khởi tố 72 vụ, 101 đối tượng.

Thực tế cho thấy mức xử phạt hành chính tối đa là 500 triệu đồng, không lớn so với việc DN trốn được chi phí cho việc xử lý chất thải. Ví dụ, ở Cty Vedan, theo tính toán của chúng tôi, chi phí cho xử lý chất thải mỗi năm ở đây tới hàng trăm tỷ đồng.

Bên cạnh đó, chính quyền còn quản lý lỏng lẻo, chưa có chỉ đạo quyết liệt, chưa mạnh mẽ vào cuộc, nặng về hô hào, hình thức.

- Có thể thấy các vụ vi phạm nghiêm trọng chủ yếu rơi vào các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Tại sao, thưa ông ?

C49 đã xử lý rất nhiều DN vi phạm chứ không phải chỉ tập trung vào các DN nước ngoài hay DN trong nước để xử lý. Tôi xin nói thêm rằng, đối với DN nước ngoài, chẳng hạn như các DN Nhật Bản rất chú ý về môi trường.

Còn DN trong nước vừa qua cũng nhiều DN bị xử lý vi phạm : Cty CP TM dệt may Tín Thành (Hà Đông, Hà Nội) hay một số DN ở Mỗ Lao, Hà Đông cũng đã bị xử phạt... Tuy nhiên, DN trong nước chủ yếu là DN nhỏ, mức độ vi phạm cũng nhỏ, cho nên không “ầm ĩ” như một số vụ vi phạm quy mô và ảnh hưởng lớn như Vedan hay Tung Kuang...

- Vậy theo ông, giải pháp hữu hiệu nào có thể giảm các vụ vi phạm về môi trường ?

  Để ngăn chặn, xử lý nghiêm các vụ vi phạm về môi trường, Chính phủ, Quốc hội cần đôn đốc các cơ quan chức năng cùng vào cuộc. Đồng thời, hoàn thiện văn bản luật pháp, ban hành thông tư hướng dẫn về tội phạm môi trường (11 năm rồi chưa có hướng dẫn). Các văn bản khác cũng cần đồng bộ đầy đủ, tăng quyền hạn cho CSMT...

Riêng đối với lực lượng CSMT, chúng tôi sẽ tăng cường phối hợp với các địa phương điều tra, lập danh sách các Cty, DN đã từng bị xử phạt, nắm bắt hoạt động của các DN này. Đồng thời sẽ tập trung xử lý các vụ vi phạm nghiêm trọng, đặc biệt là trong việc gây ô nhiễm nguồn nước, không khí. “Tầm ngắm” là các Cty, nhà máy có nguy cơ ô nhiễm cao, nhất là trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, sản xuất xi măng, sắt thép, than, điện, nhập khẩu phế thải, xử lý chất thải ở khu công nghiệp.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Cải cách thủ tục hành chính: Không dừng lại ở Đề án 30
  • Tập trung kiểm toán 3 nội dung của gói kích cầu
  • Doanh nghiệp phải biết nắm cơ hội!
  • Không thể “bất chấp tất cả” để phát triển
  • “Phan Thiết - Mũi Né sẽ là điểm phát triển quan trọng của ngành du lịch Việt Nam”
  • Bài toán bàn cờ
  • Xây dựng thương hiệu quốc gia, phải có hưởng ứng của cả xã hội
  • VN xuất khẩu hàng hóa : Giá rẻ không còn lợi thế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi