Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Rút ngắn thời gian thông quan

Xây dựng bộ máy, giảm tỷ lệ kiểm tra trực tiếp hàng hóa, rút ngắn thời gian thông quan, nhân rộng hải quan điện tử là những nội dung chính trong Chiến lược Phát triển hải quan đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
 
Phóng viên Báo Báo Đầu tư trao đổi với ông Vũ Ngọc Anh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về vấn đề này.

Thưa ông, lộ trình thí điểm hải quan điện tử sẽ được triển khai ra sao trong thời gian tới?

Theo Chiến lược vừa được phê duyệt, ngành hải quan phấn đấu đến năm 2015 có 100% cục hải quan, 100% chi cục hải quan tại các địa bàn trọng điểm (cảng biển, cảng hành không, cửa khẩu đường bộ quốc tế, các khu kinh tế trọng điểm), 60% các loại hình hải quan cơ bản, 70% kim ngạch xuất nhập khẩu, 60% doanh nghiệp (DN) thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Đến năm 2020, có 100% cục hải quan, 100% chi cục hải quan, 100% các loại hình hải quan cơ bản, 90% kim ngạch xuất nhập khẩu, 80% DN thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

Ngay từ khi thí điểm triển khai hải quan điện tử, chúng tôi đã được các DN tán thành. Hầu hết DN có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn như Intel, Samsung đều mong muốn được thực hiện hải quan điện tử. Mới đây nhất, Công ty Nokia khi chuẩn bị đầu tư ở Bắc Ninh cũng bày tỏ mong muốn được thực hiện hải quan điện tử.

Vừa qua, hải quan một số địa phương khi mở rộng thí điểm hải quan điện tử đã gặp một số khó khăn như nghẽn mạng, lỗi phần mềm… Có cách nào  tháo gỡ những vướng mắc này, thưa ông?

Hải quan điện tử tạo thuận lợi rất lớn cho DN. Tuy nhiên, hạ tầng mạng chung của xã hội còn hạn chế, vốn đầu tư có hạn, nên không tránh khỏi những vướng mắc. Ở một số tỉnh sắp thực hiện hải quan điện tử tới đây còn khó khăn hơn do hạ tầng cơ sở, hạ tầng công nghệ thông tin, mức độ sẵn sàng của địa phương và DN chưa tốt. Dù vậy, vướng ở đâu chúng ta đều tiến hành xử lý đến đấy nên không đáng lo. Hiện đại hóa hải quan không phải là mong muốn chủ quan mà là yêu cầu khách quan của nền kinh tế. Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn thấp, chi phí cho hoạt động xuất nhập khẩu còn cao so với khu vực. Vì vậy, nhân rộng thực hiện hải quan điện tử chính là tăng sức cạnh tranh cho DN.

Giảm thời gian thông quan, giảm tỷ lệ kiểm tra trực tiếp hàng hóa là mong đợi nhiều nhất của các DN xuất nhập khẩu. Ngành hải quan sẽ thực hiện nhiệm vụ này như thế nào trong 10 năm tới?

Mục tiêu ngành hải quan đề ra đến năm 2015 là thời gian thông quan hàng hóa sẽ bằng với mức trung bình của các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại thời điểm 2010 và đến năm 2020 sẽ bằng với mức của các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại cùng thời điểm.

Ngành cũng phấn đấu giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa đến năm 2015 còn dưới 10% và đến 2020 còn dưới 7%. Tỷ lệ kiểm tra hàng hóa trực tiếp tại Việt Nam đã giảm ít nhất một nửa trong 5 năm qua song vẫn ở mức cao (15-20%). Con số này ở các nước tiên tiến trên thế giới là 4-8% và ở khu vực Đông Nam Á là 10-12%.

(Theo Báo đầu tư)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi