Chúng tôi xin giới thiệu độc giả báo cáo vĩ mô quý I do CTCK Sacombank-SBS (SBS) thực hiện nhằm cập nhật và đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế.
GDP quý I tăng trưởng 5.43%, có phần chững lại ?
Tăng trưởng GDP đạt 5.43% so với cùng kỳ năm ngoái. Về phía cung, ngành nông nghiệp tăng trưởng 2.05%, công nghiệp và xây dựng đạt 5.47%, dịch vụ tăng 6.28%. Chi tiết hơn, những ngành cấp hai có mức tăng trưởng cao nhất trong quý I là sản xuất (+6.07% chiếm 22.96% GDP) và thương nghiệp (6.94% chiếm 15.71% GDP). Mặc dù GDP trong quý I thường thấp nhất trong năm do yếu tố thời vụ tuy nhiên chúng ta cũng cần quan tâm liệu có phải mức tăng trưởng đang chững lại?
Những chỉ số vĩ mô khác đang cho thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế trong quý I vẫn ở mức khá
Với mục đích đánh giá xem liệu có phải tình hình tăng trưởng kinh tế đang chững lại hay không, SBS đã nghiên cứu các chỉ số vĩ mô quan trọng khác.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14.1% so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu dựa vào ngành sản xuất chế biến. Chỉ số tiêu dùng công nghiệp trong 2 tháng đầu năm 2011 tăng 44.99% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số bán lẻ, một chỉ số đại diện cho mức tiêu dùng nội địa cũng có mức tăng 22.6% trên danh nghĩa, tương đương mức tăng 8.7% nếu loại bỏ yếu tố giá. Nhu cầu từ bên ngoài cho những ngành dịch vụ (du lịch tăng 11.9% so với cùng kỳ năm ngoái) và hàng hóa (xuất khẩu tăng 33.7% so với cùng kỳ năm ngoái) đạt mức tăng trung bình khá. Đầu tư cho toàn xã hội đạt 171.5 nghìn tỷ, tương đương mức tăng 14.7% so với năm ngoái và Nhà nước tiếp tục là đơn vị có đóng góp cao nhất 44.5% (VND 76.4 nghìn tỷ, tăng 15.2%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cho thấy có dấu hiệu chững lại khi chỉ tăng 3.8% so với quý I năm 2010.
Tựu chung lại, sau khi xem xét hàng loạt các chỉ số chỉ báo cho hoạt động sản xuất & tiêu thụ, SBS cho rằng có thể là hơi sớm & bi quan nếu cho rằng nền kinh tế đang đi xuống.
Áp lực về lạm phát là có thật
Lạm phát của Việt Nam tăng 13.89% trong tháng 3/2011 so với cùng kỳ năm ngoái so với mức tăng 12.31% của tháng 2.
Nếu tính theo từng tháng, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2.17% so với mức tăng 2.09% của tháng trước đó. Chỉ số giá tiêu dùng của tháng 3 cho thấy sự gia tăng về giá cả của nhóm ngành vận tải ( +6.69% so với tháng trước, tháng 2: 1.01%) và nhà cửa & vật liệu xây dựng (+3.67% so với tháng trước, tháng 2: 0.83%) trong khi đó nhóm lương thực và thực phẩm (thủ phạm thường thấy chỉ tăng +1.98% so với tháng trước (tháng 2: 3.65%).
SBS tiếp tục dự đoán rằng áp lực lạm phát vẫn tồn tại ở mức cao trong năm 2011 do: (1) giá điện điều chỉnh tăng 15.28%; (2) giá xăng tăng 29.9%, (3) giá cả các mặt hàng chủ chốt trên thế giới (lương thực& thực phẩm, dầu thô & các nguyên phụ liệu) vẫn đang trong xu hướng tăng trong bối cảnh những kỳ vọng về đồng USD tăng giá sẽ được phản ánh vào giá thành sản phẩm và (4) lãi suất của VND sẽ tiếp tục được duy trì ở mức cao trong năm 2011.
Thâm hụt thương mại vẫn là vấn đề nhức đầu
Trong quý I, cán cân thương mại Việt Nam âm USD 3.13 tỷ, so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tăng USD 18.9 tỷ, tương đương 33.7% so với cùng kỳ năm ngoái trên danh nghĩa. Mức tăng xuất khẩu được dẫn dắt chủ yếu bởi xu hướng tăng của giá cả hàng hóa, và nếu loại trừ yếu tố giá, mức tăng trưởng xuất khẩu đạt khaỏng 21.7%. Bên cạnh đó, nhập khẩu thậm chí còn tăng mạnh hơn lên USD 2.1 tỷ, tăng 38% so với năm ngoái và được dẫn dắt bởi cá yếu tố sản lượng lẫn giá trị.
Trong khi nền kinh tế đang dần hồi phục, tình hình kinh tế tài chính đang phải đối mặt với hàng loạt những quyết định mạnh tay của chính phủ với mục đích bình ổn vĩ mô.
Quý I/2011 là một trong những quý đáng chú ý nhất đứng trên góc độ sự quyết liệt trong việc điều hành nền kinh tế theo hướng ổn định vĩ mô của chính phủ thể hiện qua hàng loạt chỉ thị được ban hành. Tháng Một, với diễn biến với những cuộc bầu cử chính trị, tháng Hai ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán tiếp tục với những động thái quan trọng trong chính sách điều hành tỷ giá, tháng Ba với việc thực hiện nghị quyết 11 của Chính phủ.
NHNN Việt Nam rõ ràng đã gắn chặt tốc độ thắt chặt tiền tệ với nỗ lực kiềm chế lạm phát. Với tình hình hiện nay, chu kỳ thắt chặt tiền tệ kỳ vọng sẽ tiếp diễn ít nhất trong suốt quý 2 và đây là một sự quyết liệt cần thiết để có thể đạt được mục tiêu bình ổn hơn trong trung hạn.
Tuy nhiên, dưới một góc nhìn ngắn hạn hơn, chúng ta có thể quan sát thấy tác dụng phụ ở, khi NHNN nhanh chóng vắt kiệt thanh khoản của hệ thống liên ngân hàng, tạo nên sự biến dạng trên thị trường tiền tệ với mức lãi suất dừng ở mức 20-22%. Những căng thẳng kết hợp với chi phí vay cao hơn rõ ràng đang gây áp lực lớn hơn đối với ngân hàng và kêu gọi sự theo đuổi của một môi trường với tỷ lệ lãi suất cao.
(ATPVietnam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com