Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thêm nhiều thuận lợi cho lao động xuất khẩu

Những tháng đầu năm 2010, nhiều nước tiếp nhận lao động Việt Nam có sự thay đổi về chính sách pháp luật, điều kiện tuyển dụng theo hướng thuận lợi hơn.

Ông Đào Công Hải - Ảnh: Chinhphu.vn

Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Công Hải cho biết, cùng với những cơ chế, chính sách thuận lợi trong nước, những thay đổi nói trên đã góp phần giúp chúng ta đưa được 37.068 người đi làm việc ở nước ngoài trong 6 tháng đầu năm.

Ông cũng chia sẻ nhiều thông tin về tác động của các chính sách mới đến tình hình xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Việt Nam và những giải pháp để đạt được mục tiêu đưa 85.000 người đi XKLĐ năm 2010.

PV: Xuất khẩu lao động 6 tháng đầu năm 2010 có nhiều tín hiệu khả quan, vậy thị những trường nào tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất, thưa ông?

Ông Đào Công Hải: Với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, các thị trường truyền thống như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Trung Đông... đã tiếp nhận trở lại số lượng lớn lao động Việt Nam. Một số doanh nghiệp XKLĐ cũng đang tập trung đưa lao động trình độ cao sang các nước như Australia, New Zealand, Canada và các hợp đồng nhận lao động thời vụ tại các nước châu Âu...

Tổng số lao động đưa đi từ đầu năm tới nay là 37.068 người, đạt gần 50% kế hoạch năm. Trong đó, Đài Loan là thị trường tiếp nhận nhiều nhất với 12.939 người, chủ yếu làm trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo, khán hộ công trong viện dưỡng lão.

Các thị trường khác cũng ổn định về số lượng: UAE 4.416 người, Libya 3.032 người, Saudi Arabia 1.465 người, Macau 1.693 người. Hai thị trường “chất lượng cao” là Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có số lao động khá cao, lần lượt là 1.693 và 2.475 người.

Tính đến tháng 6, số tu nghiệp sinh và lao động Việt Nam nhập cảnh Nhật Bản tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu tiếp nhận và sử dụng tu nghiệp sinh, lao động Việt Nam của các xí nghiệp Nhật Bản vẫn được duy trì ở mức khá.

PV: Liệu chỉ tiêu 85.000 lao động trong năm nay có đạt được không, thưa ông?

Ông Đào Công Hải: Thông thường, số lượng lao động các doanh nghiệp đưa đi trong những tháng cuối năm cao hơn khá nhiều so với những tháng đầu năm. Bên cạnh đó, với sự phục hồi của thị trường lao động ngoài nước và những ưu tiên mà một số nước dành cho lao động Việt Nam như Hàn Quốc, Malaysia, thì số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 6 tháng cuối năm chắc chắn sẽ tăng.

Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng mục tiêu nói trên sẽ đạt được.

PV: Ông có thể nói thêm về sự thay đổi về chính sách pháp luật, điều kiện tuyển dụng của nhiều nước tiếp nhận lao động Việt Nam?

Ông Đào Công Hải: Hiện nay, theo quy định nghiêm ngặt của các nước sở tại, nhiều loại phí đã được xóa bỏ, giảm áp lực đáng kể trong vấn đề tài chính cho người lao động. Cụ thể, với thị trường Malaysia, người lao động được xóa bỏ thuế thu nhập (khoảng 500.000 đồng/người/tháng), thị trường Nhật Bản nghiêm cấm mọi hình thức lấy tiền ký quỹ (phí chống trốn) của người lao động. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ vốn vay cho lao động xuất khẩu (sau đó trừ dần vào lương) đã được áp dụng ở các thị trường Malaysia, Đài Loan, Macau.

PV: Thời gian gần đây, nhiều  lao động e ngại  thị trường Malaysia, trong khi đây là thị trường truyền thống, chi phí rẻ và cần rất nhiều lao động Việt Nam. Ông có lời khuyên gì cho người lao động khi lựa chọn thị trường này?

Ông Đào Công Hải: Malaysia vẫn được xem là thị trường phù hợp với phần đông lao động Việt Nam do thị trường này có chi phí xuất cảnh thấp, yêu cầu không cao về trình độ tay nghề, ngoại ngữ. Chính phủ Malaysia cũng đang dành nhiều ưu tiên cho lao động nước ngoài.

Hiện, các doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác được nhiều đơn hàng đưa lao động đi làm việc tại Malaysia với số lượng lớn, thu nhập khá, khoảng 5 triệu đồng/tháng. Tuy mức lương tại thị trường này không cao bằng các thị trường khác nhưng nếu lao động chịu khó làm việc và tiết kiệm thì thu nhập cũng khá ổn định và không thấp so với mức chi phí bỏ ra để đi.

Theo tôi, lao động Việt Nam nên trau dồi tay nghề để có thể làm việc trong các lĩnh vực điện tử, cơ khí, dịch vụ… bởi những lĩnh vực này có thu nhập khá cao.

(Theo Thu Cúc // Tin Chính phủ)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Xây cao ốc phải không được gây áp lực với đô thị
  • Biến đổi khí hậu “gây rối” thời tiết
  • “Nhắm các DN nguy cơ”
  • Cải cách thủ tục hành chính: Không dừng lại ở Đề án 30
  • Tập trung kiểm toán 3 nội dung của gói kích cầu
  • Doanh nghiệp phải biết nắm cơ hội!
  • Không thể “bất chấp tất cả” để phát triển
  • “Phan Thiết - Mũi Né sẽ là điểm phát triển quan trọng của ngành du lịch Việt Nam”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi