Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thực hiện quy hoạch Thủ đô: “Tránh đi vào vết xe đổ”

Nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng - Ảnh: Từ Nguyên.

“Có quy hoạch rồi, nhưng vấn đề tổ chức thực hiện quy hoạch như thế nào mới là chuyện lớn”, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng chia sẻ tâm tư về đồ án quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Thủ tướng phê duyệt.

Ông nhìn nhận thế nào về ý nghĩa của đồ án này?

Đây là một quy hoạch lớn nhất từ trước tới nay đối với vấn đề không gian và giao thông của Hà Nội. Với quy hoạch này, chúng ta có thể hình dung hệ thống giao thông tại Hà Nội trong 10 - 20 năm tới sẽ có tính chất đồng bộ, có tính liên kết và rất hiện đại.

Chẳng hạn, chúng ta sẽ có một vành đai khép kín với đường vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3 và 4, kết nối hệ thống đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh của cả Hà Nội vào với nhau cũng như liên kết vùng.

Thứ hai là chúng ta có một cái trục hướng tâm dựa trên các quốc lộ hiện có, được mở rộng, nâng cấp. Đồng thời chúng ta có một hệ thống đường cao tốc kết nối giữa thủ đô Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội đi các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa. Đó sẽ là những trục cao tốc kết nối trung tâm thủ đô với các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.

Ngoài ra, bức tranh giao thông đô thị Hà Nội trong tương lai cũng sẽ bao gồm nhiều loại hình giao thông như: đường sắt vành đai, tàu điện ngầm, đường trên cao và một hệ thống cầu.

góc độ hạ tầng, giao thông, theo ông đâu là điểm sáng nhất của quy hoạch lần này?

Rõ ràng ngoài chuyện nâng cấp, đưa kết cấu hạ tầng hiện có vào phần kỹ thuật của đồ án thì điểm mới ở đây là quy hoạch đã tập trung vào hệ thống đường cao tốc, vào các hệ thống đường vành đai; hệ thống giao thông bánh sắt, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao và một số cây cầu quan trọng lấy sông Hồng là trung tâm của Thủ đô để kết nối hai bên bờ với nhau.

Cũng cần nói thêm rằng, điểm sáng của quy hoạch là đã nhấn mạnh vào việc phát triển giao thông bền vững, gắn giao thông với môi trường, đưa người dân hướng đến một khái niệm mới là giao thông xanh.

Về việc mở trục hồ Tây - Ba Vì, một trong những nôi dung gây nhiều tranh cãi trong dư luận và các nhà khoa học, ý kiến của ông ra sao?

Chúng tôi đã khẳng định rất nhiều lần với các cơ quan hữu quan khác là rất ủng hộ và tán thành xây trục hồ Tây - Ba Vì. Bởi lẽ đây sẽ là một trục mới, định hướng phát triển không gian của đô thị, kết nối khu vực đô thị cũ với một đô thị mới.

Trục này đã được thảo luận nhiều lần, và tôi cho rằng, đưa vào trong quy hoạch như vậy là xác đáng.

Trong quy hoạch, vấn đề phát triển đường sá được đề cập rất nhiều. Tuy nhiên, vấn đề giao thông tĩnh, như các bãi đỗ xe, trông xe, dường như lại được ít coi trọng, trong khi đây là một vấn đề cũng không kém phần nan giải của Hà Nội hiện nay?

Đúng là nếu chỉ tập trung vào một vấn đề thì chúng ta cũng chưa thể giải quyết được bài toán giao thông Hà Nội. Chắc chắn trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý phải nhìn vào sự gia tăng của dân số đô thị, gia tăng phương tiện cá nhân và các dịch vụ trong nội đô, từ đó kết hợp giải quyết đồng bộ.

Về vấn đề giao thông tĩnh thì trong quy hoạch chung đã chỉ rõ, quỹ đất dành cho giao thông chiếm khoảng độ 20%, trong đó, 6% phải dành cho giao thông tĩnh, gồm các bãi đỗ xe, bến xe.

Xưa nay, công tác quy hoạch luôn được gắn với những bất cập như là ì ạch, điều chỉnh... Với một đồ án đồ sộ như thế này, ông có quan ngại về công tác thực hiện cũng như năng lực tài chính của Hà Nội?

Có quy hoạch rồi, nhưng vấn đề tổ chức thực hiện quy hoạch như thế nào mới là chuyện lớn.

Tôi cho rằng, để thực hiện tốt đòi hỏi phải có một kỷ luật, kỷ cương, quy chế làm việc. Chúng ta phải thay đổi theo chiều hướng siết chặt kỷ cương và quản lý nghiêm túc quy hoạch thì mới thực hiện được.

Chúng ta cần tránh đi vào vết xe đổ trong quy hoạch từ trước đến nay. Nếu chúng ta không tuân thủ quy hoạch, thì sẽ dẫn tới việc thực hiện không thành công.

Ông bình luận gì về việc một số nhà khoa học đề xuất phá bỏ các cầu vượt tại Hà Nội để xây đường trên cao, nhằm phù hợp với quy hoạch Thủ đô?

Đấy chỉ là ý kiến trao đổi về mặt kỹ thuật của các chuyên gia. Tôi khẳng định là không có chuyện đó xảy ra. Chúng ta có những giải pháp khác để thực hiện việc này một cách đồng bộ.

(Theo Vneconomy)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Đã có 49/211 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo
  • Nhà đầu tư nước ngoài thống lĩnh thị trường: Khó mà dễ!
  • Cựu Thống đốc NHNN Cao Sĩ Kiêm: Sức khỏe nền kinh tế cần được “chữa trị” ngay
  • “Chắc chắn phải đột phá vào nguồn nhân lực”
  • Khai thác tài nguyên: “Đắp chiếu” còn hơn phí phạm
  • Thị trường đang trải qua những biến động lớn
  • Phải qua nhiều lần “nguội lạnh” mới mong giá BĐS giảm
  • Doanh nghiệp bất động sản phải tự “cứu” mình
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi