Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà đầu tư nước ngoài thống lĩnh thị trường: Khó mà dễ!

Thị trường bất động sản (BĐS) là một trong những thị trường có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, nhất là thị trường BĐS ở một nước đang phát triển với tốc độ tương đối cao như Việt Nam hiện nay.

Chính vì vậy, thị trường BĐS tỷ lệ thuận với quy mô và tốc độ các nguồn vốn đầu tư vào nó. Cụ thể, nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cả trực tiếp (FDI) và gián tiếp (kể cả nguồn từ người Việt Nam ở nước ngoài) đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.

Tính từ giai đoạn 2009 - 2010, đầu tư nước ngoài, đặc biệt ở lĩnh vực BĐS luôn cao hơn các năm trước. Tuy vậy, nguồn vốn chỉ tập trung ở một vài phân khúc thị trường BĐS nhất định như du lịch, văn phòng chung cư cao cấp, khách sạn nhà hàng, trung tâm thương mại..., trong khi các doanh nghiệp (DN) Việt Nam thì đầu tư dàn trải rất nhiều nhưng lại yếu vốn.

Lấy minh chứng từ 50.000 khách hàng của Ngân hàng Thương mại CP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) thì chỉ có 10 - 15% DN có vốn tự có. Tình trạng này khá phổ biến đối với các DN BĐS Việt Nam.

Mặc dù chưa có con số thống kê chính xác về các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trị giá đầu tư thực của họ vào thị trường BĐS Việt Nam. Song, điều chúng ta cần quan tâm là vấn đề giải ngân chứ không phải ở mức vốn cam kết. Bởi, chỉ cần hoàn thiện phần móng thì chủ đầu tư đã có thể huy động vốn.

Do vậy, cần lưu ý những quy định đối với DN có yếu tố nước ngoài tham gia vào thị trường này. Bởi, nếu Chính phủ hay các bộ, ngành không “để mắt” đến những “khe hở” trong luật ngay từ bây giờ thì nay mai thị trường BĐS Việt Nam sẽ vào tay người nước ngoài hết. Và đó sẽ là hồi kết của câu chuyện về thị trường BĐS.

Nhìn ở tầm vĩ mô, Việt Nam cần ở nhà đầu tư nước ngoài về vốn, công nghệ cho đến trình độ quản lý. Song, thị trường BĐS cũng như thị trường chứng khoán, có thể nói, rất nhạy cảm về vấn đề kinh tế. Do vậy, rõ ràng sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết, nhưng cần phải có những quy định cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro từ tác động của phía nhà đầu tư nước ngoài.

Bởi, các nhà đầu tư trong nước khi đã đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam muốn rút ra khỏi không phải chuyện đơn giản. Nhưng nếu các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy sự bất ổn ở thị trường BĐS Việt Nam, họ sẽ rút ngay.

Như vậy, kịch bản sẽ chẳng khác gì ở Thái Lan (giai đoạn 1997-1998). Do đó, khi quy định có liên quan đến quyền tiếp cận, quyền kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường BĐS, nếu làm không khéo, đôi khi họ sẽ rút sạch.

Đây chính là sự hai mặt của vấn đề. Điều này cho thấy, mình cần họ, nhưng không phải cần bằng mọi giá. Theo đó, đòi hỏi phải có sự quản lý, kiểm tra những vấn đề có thể gây ra rủi ro không chỉ cho thị trường BĐS mà còn cho cả nền kinh tế.

(Doanh Nhân Sài Gòn)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Cựu Thống đốc NHNN Cao Sĩ Kiêm: Sức khỏe nền kinh tế cần được “chữa trị” ngay
  • “Chắc chắn phải đột phá vào nguồn nhân lực”
  • Khai thác tài nguyên: “Đắp chiếu” còn hơn phí phạm
  • Thị trường đang trải qua những biến động lớn
  • Phải qua nhiều lần “nguội lạnh” mới mong giá BĐS giảm
  • Doanh nghiệp bất động sản phải tự “cứu” mình
  • Không nên bình ổn giá quanh năm
  • Thành lập quỹ ngành hàng cà phê: Chống rủi ro giá cho DN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi