Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO năm 2007, bên cạnh những mặt tích cực của toàn cầu hóa thì chúng ta cũng bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Làm thế nào để thu hút đầu tư tài chính vào Việt Nam? Viện sĩ Trương Công Phú đã chia sẽ về vấn đề này với phóng viên.
Xin ông cho biết năm 2011 tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và vấn đề đầu tư tài chính nước ngoài vào Việt Nam sẽ theo chiều hướng nào?
Vs. Trương Công Phú: Cuộc khủng khoảng tài chính – tín dụng trên phạm vi toàn cầu đến nay chưa dừng lại, đã ảnh hưởng xấu tới tất cả các nước với mức độ khác nhau. Đối với Việt Nam, tuy chưa hội nhập sâu vào thị trường tài chính – tín dụng thế giới, nhưng do hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào xuất khẩu và chưa khai thác tốt thị trường trong nước rộng lớn nên mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này khá nặng nề.
Còn về vấn đề đầu tư tài chính nước ngoài vào Việt Nam thì có mấy điểm cần lưu ý:
Thứ nhất, khả năng có những thay đổi hành vi của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường vốn Việt Nam, với họ giữ một tỷ lệ không nhỏ giá trị cổ phiếu và trái phiếu( 20% tổng vốn của thị trường chứng khoán Việt nam). Chắc chắn họ đã và đang định hướng lại chiến lược đầu tư và cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình. Hành vi của họ cộng với tác động tâm lý bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính – tín dụng toàn cầu chắc chắn có tác động tiêu cực đến thị trường vốn Việt Nam vốn còn non trẻ, tâm lý các nhà đầu tư chưa vững vàng và trình độ quản lý thị trường chứng khoán còn nhiều điều bất cập.
Thứ hai, một số nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài chắc chắn không thu xếp đủ vốn để theo đuổi các cam kết với Việt nam, bởi vì 80% vốn của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn huy động( vốn đi vay).
Thứ ba, trong 17 năm qua các nhà tài trợ đã cam kết cung cấp ODA cho Việt Nam trên 56 tỷ USD, bình quân mỗi năm gần 3,3 tỷ USD. Nguồn vốn này là nguồn lực qua trọng hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ sơ hạ tầng, kinh tế - xã hội, tăng cường thể chế, phát triển y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, phát triển nông thôn, đặc biệt là công tác xóa đói giảm nghèo. Năm 2011 Việt Nam đã ra khỏi danh sách nhóm các nước đang phát triển có thu nhập thấp, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, nhưng nhu cầu về vốn ODA dự kiến cho giai doạn 2011 -2016 là hơn 30 tỷ USD, bình quân mỗi năm 6 tỷ USD, nghĩa là tăng gần gấp đôi số bình quân mỗi năm của 17 năm trước đó.
Trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính-tín dụng chưa dừng lại hẳn và Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thì việc huy động nguồn vốn ODA bằng mức binh quân hàng năm của 17 năm trước đã khó, tăng gần gấp đôi mức bình quân hàng năm của 17 năm trước càng khó hơn.
Vậy theo ông để thu hút đầu tư tài chính nước ngoài vào Việt nam ta cần phải làm gì? Và làm như thế nào?
Vs.Trương Công Phú: Để thu hút tối đa các nguồn vốn nói trên Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế như dự trữ ngoại tệ, giảm thâm hụt ngân sách, nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng cường công khai minh bạch, cung cấp thêm thông tin bổ ích cho các nhà đầu tư. Và chúng ta cũng cần phải tạo thị trường thực tế để có quyền lựa chọn nhà đầu tư tài chính công khai và minh bạch.
Quan điểm của các nhà đầu tư tài chính nước ngoài lo ngại vấn đề lạm phát sảy ra ở quốc gia mà họ hướng tới đầu tư. vì vậy kìm chế lạm phát ắt là vấn đề cần thực hiện gấp nhưng liệu ta có kiểm soát được không?, kiểm soát như thế nao? khi tỷ giá tăng, giá cả leo thang và lãi xuất cao ngất như hiện nay.Giải bài toán kinh tế vĩ mô còn nhiều bất cập, nhiều việc phải làm bắt đầu từ khâu ổn định chính sách quản lý tài chính tiền tệ quốc gia. Vấn đề giảm nợ công và giảm nhập siêu là chìa khóa chăng?
Xin cám ơn Viện sĩ
(tamnhin)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com