Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

29 nhà máy điện trực tiếp tham gia thị trường phát điện cạnh tranh

picture

Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương vừa công bố danh sách các nhà máy điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh từ ngày 1/7/2012.

Theo đó, có 29 nhà máy điện trực tiếp tham gia thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM), tức trực tiếp nộp bản chào giá với Công ty Mua Bán điện – EPTC. Tổng công suất đặt của 29 nhà máy khoảng 9.035 MW. Phân loại theo công nghệ, thì có 13 nhà máy thủy điện, 11 nhà máy nhiệt điện than, 5 nhà máy tuabin khí.

Bên cạnh đó, danh sách của Cục Điều tiết điện lực còn có 26 nhà máy điện gián tiếp tham gia vào thị trường này, tùy từng nhà máy sẽ do Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) công bố biểu đồ huy động, biểu đồ phát hoặc do Công ty Mua Bán điện chào giá thay.

Cùng đó, 18 nhà máy điện khác tạm thời gián tiếp tham gia thị trường phát điện cạnh tranh. Các nhà máy này sẽ do Trung tâm điều độ hệ thống điện điện quốc gia (A0) tính toán và công bố biểu đồ phát cho các nhà máy.

Ngoài ra, còn có 20 nhà máy điện (19 thủy điện và 1 nhiệt điện) với tổng công suất đặt 4.567MW cũng nằm trong danh sách dự kiến tham gia thị trường phát điện cạnh tranh khi chính thức vận hành thương mại.

Liên quan việc đến vận hành thị trường phát điện cạnh tranh từ 1/7/2012, Bộ Công Thương cũng vừa có văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương hoàn thành các công tác chuẩn bị cần thiết để thực hiện chuyển đổi thị trường phát điện cạnh tranh sang giai đoạn thí điểm chào giá và thanh toán theo giá thị trường từ ngày 25/6/2012. Sau đó, căn cứ trên các kết quả vận hành thí điểm, EVN hoàn thiện và báo cáo Bộ Công Thương để vận hành thị trường phát điện cạnh tranh từ ngày 1/7.

Trước đó, để chuẩn bị cho việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, Bộ Công Thương đồng ý cho EVN ký hợp đồng mua điện của một số nhà máy điện với giá tăng 5% so với năm 2011.

(Theo Vneconomy)

  • Đã “trảm” 52 dự án thủy điện
  • Bộ trưởng Bộ Công an: “Có nguy cơ chiến tranh mạng”
  • Đầu ra cho công nghiệp chế biến vẫn tắc
  • Nhiều hợp tác xã hoạt động mang bản chất doanh nghiệp
  • Công bố kết quả thanh tra 16 doanh nghiệp sản xuất điện ngoài EVN
  • Lo lắng chuyện nợ nần của doanh nghiệp FDI
  • Tập đoàn, tổng công ty đã “chống lãng phí” thế nào?
  • Nước ngoài gia tăng thương vụ M&A vào Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi