Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu ra cho công nghiệp chế biến vẫn tắc

Tồn kho xi măng hơn nửa triệu tấn trong tháng 5, trong khi các ngành sản xuất công nghiệp khác cũng không bán được hàng. Ảnh:TL

Cho dù chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tháng 5 đã tăng 4,4% so với tháng trước, nhưng chỉ số IPP ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn có mức tăng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, chứng tỏ đầu ra của các doanh nghiệp vẫn tắc.

Báo cáo của Bộ Công Thương về tình hình hoạt động của ngành công nghiệp - thương mại tháng 5 và 5 tháng đầu năm cho thấy, IPP tháng 5 tăng 4,4% so với tháng trước và tăng 6,8% so với tháng 5-2011 nhưng tính chung 5 tháng chỉ tăng 4,2%, chưa đến một nửa so với mức tăng 9,2% của cùng kỳ năm trước.

Trong số các ngành công nghiệp chủ lực, chỉ số IPP của công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng thấp hơn nhiều so với mức tăng 12,6% của 5 tháng đầu năm 2011. Điều đó cho thấy, tồn kho và đầu ra của các doanh nghiệp chưa có chuyển biến rõ rệt. Tính đến 1-5, tồn kho sản xuất của ngành này còn xấp xỉ 29,4%.

Theo ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), thông tin từ Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 5 cho biết, tồn kho thép giảm đi 40.000 tấn trong tháng 5. Tuy tồn kho giảm nhưng các nhà sản xuất thép chỉ hoạt động cầm chừng. Một số doanh nghiệp đã ngừng sản xuất do gặp khó khăn về tài chính. Trong lúc đó, tồn kho xi măng khoảng 0,68 triệu tấn tính đến hết tháng 5, nhưng tình hình sản xuất của các doanh nghiệp xi măng cũng tương tự ngành thép. Tồn kho xăng dầu tính đến 24-5 cũng còn 106.000 tấn, cho dù nhà máy lọc dầu Dung Quất đã tạm ngừng hoạt động để kiểm tra.

Trong công nghiệp chế biến, chế tạo, chỉ có hai mặt hàng là điện thoại và linh kiện có mức tăng 110,9%, máy vi tính và linh kiện xuất khẩu tăng 99% đã đóng góp đáng kể cho tăng trưởng công nghiệp chế biến - chế tạo và xuất khẩu. Tính riêng hai nhóm mặt hàng này, 5 tháng đầu năm đã tăng gần 3,3 tỉ đô la Mỹ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của công nghiệp chế biến-chế tạo đến từ nhóm doanh nghiệp FDI, chứ không phải các doanh nghiệp trong nước.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước 5 tháng chỉ tăng thêm 8,4%, theo Bộ Công Thương, là thể hiện việc doanh nghiệp nội bị tác động nhiều từ khó khăn trong nước như tiếp cận tín dụng, lãi suất ngân hàng và suy giảm sức mua.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Nhiều hợp tác xã hoạt động mang bản chất doanh nghiệp
  • Công bố kết quả thanh tra 16 doanh nghiệp sản xuất điện ngoài EVN
  • Lo lắng chuyện nợ nần của doanh nghiệp FDI
  • Tập đoàn, tổng công ty đã “chống lãng phí” thế nào?
  • Nước ngoài gia tăng thương vụ M&A vào Việt Nam
  • Công chức ở nhà công vụ cũng phải thuê
  • Xăng dầu lỗ 5.000 tỷ: Bộ Công thương kêu thay cho DN
  • CPI tháng 4 cả nước tăng “khoảng 0,06%”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi