Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nước ngoài gia tăng thương vụ M&A vào Việt Nam

Họp báo công bố nội dung M&A Việt Nam 2012. Ảnh: Minh Đức

Hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A) tại Việt Nam đã có mức tăng trưởng mạnh trong năm 2011, giá trị thương vụ đạt 4,7 tỉ đô la Mỹ, trong đó các thương vụ có yếu tố nước ngoài chiếm 66% về giá trị.

Tại buổi họp báo sáng 24-5 công bố nội dung Diễn đàn M&A Việt Nam 2012, ban tổ chức cho biết hoạt động M&A tại Việt Nam đang tiếp tục gia tăng những năm gần đây, trở thành kênh đầu tư đáng chú ý của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Riêng quí 1- 2012, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 1,5 tỉ đô la, trong tổng giá trị 92,4 tỉ đô la của cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản).

Việt Nam đứng thứ 8 trong số các quốc gia có hoạt động M&A sôi động nhất ở khu vực. Các con số thống kê từ các tổ chức nghiên cứu M&A như Thomson Reuter, IMAA, AVM Việt Nam cho thấy, năm 2011, tổng giá trị các thương vụ M&A đạt 4,7 tỉ đô la, tăng trưởng ấn tượng so với con số 1,7 tỉ đô la năm 2010; trong đó, trên 2,6 tỉ đô la là các giao dịch liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành Công ty quản lý quỹ VinaCapital cho biết, rất nhiều công ty nước ngoài sẵn sàng mua lại công ty Việt Nam bởi hai yếu tố: chi phí vốn rẻ và thời gian xâm nhập thị trường nhanh, so với việc bỏ ra vài ba năm để xây dựng nhà máy và làm quen từ đầu với thị trường.

Theo ông Đặng Xuân Minh, Tổng Giám đốc Công ty AVM, đang có “làn sóng đầu tư” từ Nhật Bản vào Việt Nam thông qua M&A. Ông Minh dẫn chứng về hai thương vụ “đình đám”: Mizhuho trở thành đối tác chiến lược của Vietcombank hay Unicham mua 95% cổ phần của Diana.

“Xét về giá trị, các thương vụ lớn đều có yếu tố nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 66% giá trị các giao dịch M&A. Năm 2011 là năm có nhiều thương vụ lớn được ghi nhận và có thể kết luận về xu hướng nhà đầu tư nước ngoài mua lại các doanh nghiệp chất lượng của Việt Nam”, ông Minh nói.

Diễn đàn M&A Việt Nam 2012 sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Riverside Palace, TPHCM vào ngày 7-6 với chủ đề Tạo giá trị cộng hưởng. Diễn đàn M&A Việt Nam 2012 tập trung vào 4 xu hướng “nóng” nhất của làn sóng M&A hiện nay là: tái cấu trúc ngân hàng; thâu tóm và chống thâu tóm; làn sóng M&A của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam; tái cấu trúc các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước.

Trong khuôn khổ diễn đàn sẽ có chương trình kết nối “Đón làn sóng đầu tư từ Nhật Bản”. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản trực tiếp gặp gỡ, trao đổi thông qua danh mục dự án, thông qua các thương vụ M&A cụ thể, qua đó, tạo thêm kênh đầu tư cho doanh nghiệp.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Công chức ở nhà công vụ cũng phải thuê
  • Xăng dầu lỗ 5.000 tỷ: Bộ Công thương kêu thay cho DN
  • CPI tháng 4 cả nước tăng “khoảng 0,06%”
  • Petro Vietnam: “Đừng để dư luận nghĩ chúng tôi là Vinashin thứ hai”
  • Bộ trưởng Bộ Y tế: “Nhiều bệnh viện đang hấp hối”
  • Tìm lời giải cho “cổ tích giao thông” Hà Nội
  • Điện cần phải có giá sàn?
  • Bộ Tài chính: Hài lòng với giảm giá gas!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi