Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng giá điện: Bộ giao EVN tính toán

Tăng giá điện: Bộ giao EVN tính toán
Lần tăng giá điện gần đây nhất là từ ngày 22/12/2012. Khoảng cách giữa hai lần điều chỉnh giá điện tối thiểu là 3 tháng.

Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 4/2013 của Bộ Công Thương, tổ chức chiều 6/5, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Đặng Huy Cường, cho biết mặc dù giá bán than cho ngành điện đã được Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV) tăng từ 20/4, nhưng giá bán cho những hợp đồng trước đó vẫn được giữ nguyên.

Do đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo, đánh giá những tác động của việc tăng giá than tới hoạt động của ngành điện cũng như giá thành sản xuất điện.

“Trên cơ sở báo cáo của EVN, Bộ sẽ có cơ sở để xem xét lộ trình điều chỉnh giá điện. Hiện nay EVN chưa có báo cáo gì, nên Bộ đang giao cho tập đoàn này xem xét và phải chờ EVN tính toán”, ông Cường nói.

Liên quan đến việc cung cấp điện cho mấy tháng mùa khô sắp tới, đặc biệt là các tháng 5-6-7, Cục trưởng Cường cho hay hiện EVN đã cam kết sẽ cung cấp đủ điện sinh hoạt và sản xuất trong vài ba tháng tới, trừ những trường hợp biến động bất thường.

Riêng việc huy động các nguồn điện giá rẻ, trong đó có mua điện của Trung Quốc, vẫn sẽ được tiếp tục nhằm giảm thấp nhất giá thành sản xuất điện
.

“Chúng tôi vẫn chỉ đạo các đơn vị khai thác tối đa điện than, khí cũng như mua điện của Trung Quốc, vì thực tế điện mua từ các đơn vị của Trung Quốc vẫn chưa phải là nguồn điện đắt nhất”, ông Cường khẳng định.

Theo quy định hiện hành, việc điều chỉnh giá điện phải được căn cứ trên cơ sở chi phí đầu vào, nhiên liệu, tỷ giá tại thời điểm tính toán biến động... để xác định giá bán lẻ hiện hành và cơ cấu sản lượng điện phát thay đổi. Nếu chi phí đầu vào như nhiên liệu, tỷ giá... tăng từ 5% trở lên, giá điện được điều chỉnh tương ứng sau khi đăng ký và được Bộ Công Thương chấp nhận. Khoảng cách giữa hai lần điều chỉnh giá điện tối thiểu là 3 tháng.

Lần tăng giá điện gần đây nhất là từ ngày 22/12/2012, với mức tăng xấp xỉ 5%, từ 1.369 đồng/kWh lên 1.437 đồng/kWh.

(Theo Vneconomy)

  • Bộ Công Thương ủng hộ “siêu dự án” lọc dầu
  • 1.000 cuộc thanh tra mỗi năm trong ngành kế hoạch và đầu tư
  • Thu hút vốn FDI tiếp tục tăng tốc
  • Tiền ít vẫn ham dự án mới
  • Bổ sung thêm nhiều điểm tối
  • Câu chuyện thoái vốn ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước
  • Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động gần bằng số lập mới
  • Trường quốc tế bỗng dưng gặp khó
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi