Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“20 năm vẫn chưa ra được Luật Biểu tình”

“20 năm vẫn chưa ra được Luật Biểu tình”
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa.

"Thủ tướng cũng đã đề xuất mà dự án Luật Biểu tình vẫn chưa được đưa vào chương trình năm 2014", đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) sốt ruột khi thảo luận tại tổ, chiều 24/5.

Trình Quốc hội dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng sau khi dự thảo sửa đổi Hiến pháp được thông qua vào cuối năm 2013 cần ưu tiên cho việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các dự án phục vụ cho việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Tuy nhiên, với các dự án luật được Chính phủ đề nghị đưa vào năm 2014, bao gồm cả Luật Trưng cầu ý dân, Luật Biểu tình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại có quan điểm khác.

Theo giải thích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì các dự án này đã có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa 13. Hơn nữa, tại một kỳ họp Quốc hội cũng chỉ có thể thông qua từ 10-13 luật.

“Sau khi cân nhắc về các dự án do các cơ quan, tổ chức, đại biểu đề nghị, xét thứ tự ưu tiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chưa đưa các dự án này vào chương trình năm 2014, các cơ quan, tổ chức hữu quan vẫn tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và chuẩn bị để khi có điều kiện sẽ bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của từng năm cụ thể”, tờ trình nêu rõ.

Đồng ý với thứ tự ưu tiên này, song đại biểu Trương Trọng Nghĩa băn khoăn vì "Luật Biểu tình có ở cả 4 bản Hiến pháp từ 1946 đến 1992. Nếu tính từ 1992 đến nay đã hơn 20 năm mà vẫn chưa ra được Luật Biểu tình".

“Năm ngoái Thủ tướng và một số vị đại biểu đã đề xuất xây dựng luật này, tôi cũng trao đổi với nhiều vị công an và họ cũng mong có Luật Biểu tình. Xây dựng luật này là để trả món nợ đối với nhân dân, vì Hiến pháp đã cho mà ta không làm được”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Vẫn theo vị đại biểu này thì xây dựng Luật Biểu tình là để "trả nợ" nhân dân nhưng cũng là giúp nhà nước, bởi quản lý vấn đề biểu tình như hiện nay là không thích hợp. Nhiều vụ biểu tình vì lãnh thổ bị xâm phạm cũng bị đánh đồng với việc tụ tập gây rối mất trật tự.

Đề nghị đưa cả dự án Luật Biểu tình và Luật và Luật Trưng cầu dân ý vào chương trình của năm 2014, ông Nghĩa cũng nhận sẽ làm việc thật tích cực và vận động các luật gia bỏ công sức ra để cùng xây dựng dự án Luật Biểu tình theo đúng Hiến pháp để tiết kiệm ngân sách nhà nước và kịp đưa vào năm 2014.

Liên quan đến chương trình xây dựng luật cho năm 2014, nhiều vị đại biểu cũng phàn nàn về việc đưa vào rút ra khá dễ dãi, trong khi một số dự án luật thật sự cần thiết lại chậm trễ.

"Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị các vị đại biểu đưa kết quả xây dựng pháp luật là một trong những căn cứ cơ bản để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, cá nhân người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã được giao chuẩn bị, soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, nhưng ngay Quốc hội đã không giữ kỷ cương rồi", đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nhận xét.

(Theo Vneconomy)

  • Kỷ lục lạm phát của Việt Nam vượt các nước trong khu vực
  • Thu thuế cá nhân sẽ chặt chẽ hơn
  • Làm nhà ở xã hội có thể được ưu đãi thuế từ 1/7
  • Tăng giá điện: Bộ giao EVN tính toán
  • Bộ Công Thương ủng hộ “siêu dự án” lọc dầu
  • 1.000 cuộc thanh tra mỗi năm trong ngành kế hoạch và đầu tư
  • Thu hút vốn FDI tiếp tục tăng tốc
  • Tiền ít vẫn ham dự án mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi