Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

6 nhóm giải pháp của Bộ Tài chính để kiềm chế lạm phát

Đường sữa là một trong những mặt hàng sẽ được kiểm soát chặt chẽ để kiềm chế lạm phát

Bộ Tài chính vừa công bố 6 nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo tăng trưởng.

Nội dung của 6 nhóm giải pháp được Bộ Tài chính đưa ra gồm: Tập trung kiềm chế lạm phát; Thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán; Bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; Bảo đảm ổn định, an toàn của hệ thống tài chính - ngân hàng; Tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; Đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội. Trong các nhóm giải pháp này, nhóm giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát được ưu tiên hàng đầu. Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm soát chi phí kinh doanh, giá thành các loại sản phẩm thuộc diện bình ổn giá theo quy định, nhất là đối với các mặt hàng xăng dầu, điện, than, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh, đường, sữa, lương thực, thép, xi măng,...

Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Công Thương rà soát cơ chế kiểm soát giá xăng dầu theo Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 /10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu để bảo đảm hoạt động kinh doanh xăng dầu hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính chủ động phối hợp với Bộ Công Thương, các Bộ, Ngành liên quan thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp quản lý điều hành giá theo đúng Pháp lệnh Giá, kiểm tra giám sát để mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh chấp hành đúng các quy định về đăng ký giá, kê khai, niêm yết và bán theo giá niêm yết; Thường xuyên theo dõi, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình để có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời nhằm bảo đảm cho các thị trường này hoạt động lành mạnh, ổn định.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

Bài thuộc chuyên đề: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam ?

  • Doanh nghiệp Việt Nam được bảo lãnh tín dụng tới 140 triệu USD
  • Cục Hàng không: thị trường đang phục hồi tăng trưởng tốt
  • Sản xuất công nghiệp tiếp tục hồi phục
  • Bộ Kế hoạch và đầu tư dự đoán: GDP quý 2 tăng cao
  • Các nhà khoa học hiến kế cải tạo môi trường hồ Hà Nội
  • Cục Hàng hải Việt Nam - Anh hùng thời chiến, năng động thời bình
  • 15 năm phát triển ổn định và vững chắc của ngành công nghiệp khí Việt Nam
  • Ổn định kinh tế vĩ mô tùy theo điều kiện mỗi nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi