Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bài toán chất lượng tăng trưởng kinh tế

 
Năng suất lao động tại Việt Nam còn thấp, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng hóa. Ảnh: Hoài Nam

Việc lựa chọn tốc độ và chất lượng tăng trưởng là một quá trình dài, từ chỗ nghiêng về số lượng chuyển sang nghiêng về chất lượng, nhưng không cực đoan và cần có sự dung hoà.

Việt Nam đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận về tăng trưởng kinh tế, với 29 năm liên tục tăng trưởng dương, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1981 - 2009 đạt 6,74%/năm. Nhờ vậy, GDP của ViệtNamđã tăng từ mức 7,79 tỷ USD (năm 1990) lên 93,7 tỷ USD (năm 2009); thu nhập bình quân đầu người tăng từ 118 USD (năm 1990) lên 1.074 USD (năm 2009).

Tuy nhiên, kinh nghiệm lịch sử của nước và của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy, để đạt được mục tiêu trong dài hạn, cần có sự tăng trưởng bền vững, mà muốn tăng trưởng bền vững thì tăng trưởng phải có chất lượng. Hơn nữa, nếu không nâng cao chất lượng tăng trưởng, sẽ khó đạt được tốc độ tăng trưởng cao như thời gian vừa qua, trong khi dễ làm xấu thêm các cân đối kinh tế vĩ mô.

Trong tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế, yếu tố tăng số lượng đã đóng góp tới 57,5%, yếu tố tăng số lượng lao động đóng góp khoảng 20%; cộng hai yếu tố trên đóng góp tới 77,5%; yếu tố còn lại chỉ đóng góp khoảng 22,5%. Như vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu vẫn là về số lượng, theo chiều rộng, trong đó, chủ yếu do số lượng vốn đầu tư, trong khi chất lượng tăng trưởng vẫn thấp.

Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP đạt khá cao và tăng nhanh. Bình quân thời kỳ 1991-1995 mới đạt 28,2%, thời kỳ 1996-2000 đạt 33,3%, thì thời kỳ 2001-2005 đạt 39,1% và thời kỳ 2006 - 2008 đạt 43%, trong đó năm 2007 là 46,5%, năm 2008 là 41,3%, vượt cả Trung Quốc - nước giữ kỷ lục trong nhiều năm về tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP.

Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư còn có ý nghĩa hơn nhiều so với quy mô vốn. Hiệu quả đầu tư được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, với cách tính khác nhau, trong đó, cách tính được sử dụng nhiều là hệ số ICOR (được tính bằng cách chia tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP cho tốc độ tăng GDP). Tính từ 1991 đến năm 2008, ICOR của Việt Nam là 5, trong đó, năm 2007 là 5,5, năm 2008 gần 6,7. Từ các con số trên, có thể rút ra hai nhận xét.

Thứ nhất, để tăng 1% GDP, đòi hỏi phải có tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP ngày một nhiều hơn, chứng tỏ hiệu quả đầu tư đã bị sút giảm qua các thời kỳ, tức là tăng trưởng kinh tế ngày một tốn nhiều vốn đầu tư hơn.

Thứ hai, hệ số ICOR của Việt Nam cao hơn của các nước: trong khi ICOR của Việt Nam tính chung trong thời kỳ 1991-2008 là 5, thì của Đài Loan thời kỳ 1961-1980 là 2,7, của Hàn Quốc thời kỳ 1961-1980 là 3, của Indonesia thời kỳ 1981-1995 là 3,7, của Trung Quốc thời kỳ 2001-2006 là 4 lần... Điều đó đã làm cho sức cạnh tranh của hàng hóa ViệtNamyếu hơn hàng hóa của các nước kể trên.

Có một cách tính khác là chia vốn đầu tư trong năm cho GDP tăng thêm so với năm trước. Để tăng một đồng GDP, trong thời kỳ 1996-2000 cần 0,6 đồng vốn đầu tư, thời kỳ 2001-2005 cần 0,9 đồng và thời kỳ 2006-2008 cần tới 2,4 đồng. Như vậy, để tạo thêm một đồng GDP, ngày càng phải tốn nhiều đồng vốn hơn.

Cũng có một cách tính khác là chia GDP cho vốn đầu tư. Nếu trong thời kỳ 1991-1995, một đồng vốn tạo ra 3,6 đồng GDP, thì thời kỳ 1996-2000 còn 3 đồng, thời kỳ 2001-2005 chỉ còn 2,6 đồng và thời kỳ 2006-2008 còn có 2,3 đồng.

Rõ ràng, dù tính theo cách nào, thì hiệu quả đầu tư của nước ta đều giảm qua các thời kỳ và thấp hơn các nước.

Hiệu quả đầu tư thấp do nhiều nguyên nhân. Vốn đầu tư khu vực nhà nước thường bị co kéo, dàn trải, chi phí giải phóng mặt bằng lớn, thi công chậm, tỷ lệ thất thoát lớn... Trong khi đó, vốn ngoài nhà nước thường chưa dồn cho sản xuất - kinh doanh, mà còn chạy lòng vòng ở các kênh khác nhau.

Tính chung, năng suất lao động tại Việt Nam năm 2008 đạt 32,9 triệu đồng/lao động/năm, tương đương 1.983 USD/lao động/năm, thấp xa so với các nước trong khu vực trước đó 3 năm (Indonesia 3.430 USD, Thái Lan 5.704 USD, Singapore 52.268 USD, Brunei 60.588 USD). Trong đó, nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản còn đạt thấp hơn (chỉ đạt 13,8 triệu đồng, tương đương 833 USD). Năng suất lao động thấp đã ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng hóa ViệtNam

Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất lao động thấp, trong đó có nguyên nhân là cơ cấu lao động theo ngành kinh tế chuyển dịch chậm; tỷ trọng lao động làm việc trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản hiện còn khá cao (52,6%), trong khi năng suất lao động của nhóm ngành này thấp và tỷ lệ thiếu việc làm còn cao (20%); nhóm ngành dịch vụ tuy tăng cao hơn tốc độ chung, nhưng chủ yếu là thương nghiệp thuần túy, trong khi các dịch vụ có giá trị gia tăng cao lại chiếm tỷ trọng nhỏ...

Việc lựa chọn tốc độ và chất lượng tăng trưởng là một quá trình dài, từ chỗ nghiêng về số lượng chuyển sang nghiêng về chất lượng, nhưng không cực đoan và cần có sự dung hoà. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, do tác động của khủng hoảng, nên mục tiêu hàng đầu phải là ngăn chặn suy giảm kinh tế, tiến tới tăng trưởng hợp lý và bền vững, đón đầu cơ hội hậu khủng hoảng.

 

(Theo Minh Nhung // Báo đầu tư )

  • Công nghiệp trong nước phục hồi mạnh mẽ
  • Hướng đến nền ngoại giao điện tử
  • Kê khai thuế qua mạng Internet
  • Lấy lại uy tín cà phê Việt trên thị trường thế giới
  • Thủ tục hành chính thuế rườm rà, khó hiểu
  • Việt Nam tăng trưởng dưới 6,5% là hợp lý
  • Việt Nam khuyến khích khai thác năng lượng mới
  • "Thủy điện Lai Châu là công trình lớn, quan trọng"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi