Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam tăng trưởng dưới 6,5% là hợp lý

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam nên xem yếu tố bền vững là lựa chọn hàng đầu trong chiến lược phát triển dài hạn.

Trong hội thảo về thị trường vốn và tài chính Việt Nam sáng 30/11, Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Bộ Tài chính, Nguyễn Đăng Bình, cho biết Chính phủ đặt ra mục tiêu tăng GDP trung bình của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015 là 7,8% một năm. Con số được Quốc hội thông qua cho kế hoạch năm 2010 là 6,5%.

Theo ý kiến của ông Ayumi Konishi, Giám đốc ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, nền kinh tế trong nước không nên phát triển quá nhanh trong vòng 3-5 năm tới. Nguyên nhân ông đưa ra là do tổng cầu nội địa hiện đã vượt quá tổng cung. Nếu không giải quyết sớm nghịch lý này, nhập siêu sẽ tiếp tục trở thành lực cản lớn đối với nền kinh tế.
Phó vụ trưởng vụ Tổng hợp, Bộ Tài chính Nguyễn Đăng Bình (giữa) và ông Ayumi Konishi, Giám đốc ADB tại Việt Nam trong buổi hội thảo về thị trường vốn và tài chính Việt Nam. Ảnh: N.M

Tuy nhiên, cũng theo Giám đốc ADB tại Việt Nam, để hấp thụ hết lượng 1,7 triệu lao động mới mỗi năm, GDP cũng không được thấp hơn mức 5% một năm. Mức tăng GDP 6%-6,5% một năm được ông Konishi cho là hợp lý.

Con số 6,5% thậm chí còn được ông Vũ Quang Thịnh, Tổng Giám đốc Saigon Investment Capital (SGI) đánh giá là "tuyệt vời" cho mục tiêu của năm 2010 trong điều kiện gói kích thích kinh tế thứ hai được thực hiện. Ông Thịnh cho rằng dân số đông và một nền kinh tế còn rất nhiều lĩnh vực cần phát triển là một trong những lợi thế của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Một ví dụ được chuyên gia này đưa ra là ngành năng lượng của Việt Nam hiện vẫn đạt mức tăng trưởng 18% mỗi năm trong khi ở hầu hết các nước, thị trường này gần như đã bão hòa.

Chia sẻ quan điểm về phát triển của Tổng Giám đốc SGI, ông Nguyễn Hồ Nam, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Sacombank (SBS) cho rằng GDP trên đầu người hiện ở mức thấp cũng là điều kiện thuận lợi của Việt Nam trong bối cảnh hầu hết các nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn một quốc gia khác ngoài Trung Quốc để chia sẻ rủi ro.

Khó khăn đối với Việt Nam hiện nay, theo nhận định của các chuyên gia, chủ yếu do tác động của kinh tế thế giới khi Nhật, Mỹ và châu Âu, nơi vừa là xuất phát điểm chính của các dòng vốn, vừa là thị trường tiêu thụ của háng hóa xuất khẩu Việt Nam vẫn chưa thật sự thoát khỏi khó khăn.

Riêng với Giám đốc ADB, Ayumi Konishi, điểm khác biệt của thị trường Việt Nam là kỳ vọng của người dân luôn cao hơn mức phát triển thật của nền kinh tế. Đây cũng là khó khăn không nhỏ đối với các nhà điều hành chính sách.

(Vnexpress)

  • Việt Nam khuyến khích khai thác năng lượng mới
  • "Thủy điện Lai Châu là công trình lớn, quan trọng"
  • "Cần nâng cao năng lực cán bộ ngành tư pháp"
  • Ngân hàng Nhà nước không làm đại diện chủ sở hữu
  • Bộ Tài chính nói gì về việc tăng giá xăng?
  • Đổi mới ở Sở Kế hoạch và Ðầu tư Hà Nội
  • Bộ Xây dựng nói gì về hình thức góp vốn mua nhà?
  • “Khiếu kiện đất đai nhiều chủ yếu do chính sách”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi