Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ Công Thương: không để giá điện, than tăng cùng lúc

Bộ Công Thương sẽ can thiệp không để giá điện, giá than tăng mạnh cùng lúc - Ảnh: Văn Nam

Bộ Công Thương cho biết mặc dù Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang kêu bị lỗ lớn, nhưng bộ sẽ kiên quyết can thiệp, không để giá điện, giá than tăng mạnh cùng lúc, ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp.

Trả lời câu hỏi của các phóng viên tại cuộc họp báo chiều nay (6-8) về khả năng liệu EVN sẽ tiếp tục tăng giá để bù các khoản lỗ thời gian qua trong khi TKV lại đang dọa cắt nguồn cung than đối với sản xuất điện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cho rằng, trên thực tế thì cả EVN và TKV đều đang gặp khó khăn, đều bị lỗ khá lớn như nhau.

Số liệu công bố từ Cục điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương cho thấy, các khoản nợ của EVN hiện đã lên đến trên 35.000 tỉ đồng. Trong đó trên 10.000 tỉ đồng nợ do bán điện dưới giá thành trong các năm 2010 và 2011, ngoài ra còn lỗ trên 25.000 tỉ đồng do chênh lệch tỷ giá.

Ông Hải cho biết Bộ Công Thương đang từng bước giải quyết khó khăn trong mối quan hệ giữa 2 tập đoàn lớn này. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, bộ sẽ kiên quyết can thiệp, không để giá điện, giá than tăng mạnh cùng một lúc sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt người dân và sản xuất của doanh nghiệp vốn dĩ đang cực kỳ khó khăn hiện nay.

Mặc dù vậy, ông Hải cũng cho biết thêm đối với các mặt hàng thiết yếu như điện, than ... sắp tới Bộ Công Thương sẽ có những giải pháp về giảm thuế, tăng giá điện vào thời điểm thích hợp. Đồng thời cho phép các tập đoàn tự quyết định một số giá trong mức độ nhất định, chẳng hạn như chỉ cho điện tăng trong phạm vi 5%.

Vào giữa tháng 7-2012, lãnh đạo EVN cũng đã cho biết riêng khoản lỗ trên 25.000 tỉ đồng do chênh lệch tỷ giá, Chính phủ đã cho phép EVN phân bổ các khoản lỗ này vào giá điện từ nay đến năm 2015, mỗi năm ước khoảng 6.500 tỉ đồng.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi