Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sẽ sắp xếp, cổ phần hóa 899 doanh nghiệp nhà nước đến 2015

picture
Bộ Tài chính cho biết, riêng trong năm 2012, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là 93 đơn vị.
Kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 đã xác định 899 doanh nghiệp.
 
Số liệu trên(tính đến 20/6/2012) vừa được Bộ Tài chính công bố sau khi tổng hợp báo cáo từ 4 bộ, 9 tập đoàn kinh tế, 10 tổng công ty nhà nước đặc biệt và 57 địa phương.
 
Trong đó, 367 doanh nghiệp sẽ tiến hành cổ phần hóa và 532 đơn vị thực hiện việc chuyển đổi theo hình thức sắp xếp khác (giao, bán, giải thể, phá sản, giữ nguyên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên).
 
Bộ Tài chính cho biết, riêng trong năm 2012, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là 93 đơn vị, trong đó có 22 doanh nghiệp thuộc bộ, ngành, 33 đơn vị thuộc các tập đoàn, tổng công ty và số còn lại là 38 thuộc về các địa phương.
 
Tại hội thảo với nội dung về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước tổ chức vào cuối tháng 3/2012, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến thông báo, tính đến tháng 10/2011, cả nước còn 1.309 doanh nghiệp nhà nước.
 
Tổng tài sản của số lượng doanh nghiệp trên là gần 1.800 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 700 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận 162 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 231 nghìn tỷ đồng. Các doanh nghiệp nhà nước hàng năm đóng góp khoảng 35% GDP, tạo ra 39,5% giá trị sản lượng công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu, 28,8% tổng thu nội địa và tạo thu nhập từ 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng cho khoảng 1,2 triệu lao động.
 
Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2007 - 2009 cho thấy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước các năm 2007 - 2009 dao động trong khoảng 3,5 - 4,3%, trong khi đó các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong khoảng 9,1 - 11,7%. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng của giai đoạn trên của các loại hình doanh nghiệp tương đương là từ 6,3 - 8,2% và 10,6 - 13,1%.
 
Số liệu trên cho thấy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước chỉ bằng khoảng 50% so với các doanh nghiệp FDI.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi