Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ Công thương kiến nghị giảm 20% giá điện giờ cao điểm sáng

Bộ Công thương vừa trình Chính phủ xem xét phương án giảm giá điện giờ cao điểm sáng (từ 9 giờ 30 - 11 giờ 30). Mức điều chỉnh có thể lên đến 20%, dự kiến áp dụng từ 1- 8 nhằm giảm bớt một phần khó khăn cho các doanh nghiệp.

Bộ Công Thương phân tích quy định giá điện giờ cao điểm sáng đã có tác động tích cực đến việc dịch chuyển biểu đồ phụ tải, làm giảm đáng kể tình trạng thiếu công suất của hệ thống điện quốc gia. Việc áp dụng quy định giá điện giờ cao điểm sáng đã thúc đẩy thói quen sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy quy định này đã làm tăng chi phí tiền điện và tăng tỉ lệ tiền điện trong tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. 

Khảo sát tại hơn 40.000 doanh nghiệp cho thấy 63% - 72% tổng số doanh nghiệp tăng chi phí tiền điện dưới 10%. Tỉ lệ doanh nghiệp có chi phí tiền điện tăng trên 20% là 13,28% - 15,17% doanh nghiệp. Đây là các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất một ca, tập trung trong giờ hành chính và sử dụng công suất phần lớn vào giờ cao điểm sáng.
 
Quan điểm của Bộ Công Thương là vẫn giữ nguyên phương án tính giá điện giờ cao điểm nhưng để tháo gỡ một phần khó khăn cho doanh nghiệp Bộ Công thương đề xuất hai phương án giải quyết.
 
Phương án 1: Giữ nguyên quy định giờ cao điểm sáng, chỉ xem xét giảm mức giá điện tối đa 20% kể từ ngày 1-8-2009 cho đến khi có điều chỉnh giá điện tiếp theo. Đối tượng được giảm giá là các DN sản xuất quy mô nhỏ, mua điện ở các cấp điện áp từ 35/22 KV trở xuống. Như vậy, tổng doanh thu bán điện sẽ giảm khoảng 350 tỉ đồng. Giá bán điện bình quân năm 2009 sẽ giảm 0,5%, từ mức 948,5 đồng/KWh hiện nay xuống 943,7 đồng/KWh. Tỉ trọng chi phí tiền điện tăng thêm do giá điện giờ cao điểm sáng của hầu hết các DN nhỏ và vừa sẽ được đưa xuống dưới mức 10%.

Phương án 2: Vẫn áp dụng quy định giờ cao điểm sáng và giữ nguyên mức giá như hiện hành vì đây là giải pháp cần thiết để khuyến khích tiết kiệm điện, giảm thiểu cắt điện, giảm áp lực đầu tư vào các nguồn điện mới đắt tiền... Ưu điểm của phương án này là giữ ổn định, không phải điều chỉnh biểu giá điện hiện hành cũng như doanh thu và tỉ suất lợi nhuận của DN kinh doanh điện. Tuy nhiên, phương án này phần nào làm tăng chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, sản xuất một ca, lại khiến dư luận băn khoăn.

Từ thực tế đó, Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ thực hiện phương án 1.

(Theo Lưu Vân // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bổ nhiệm thêm một thứ trướng Bộ Tài chính
  • Kiểm toán Nhà nước với chi tiêu công
  • Ông Nguyễn Chí Dũng thôi chức Thứ trưởng Bộ KH&ĐT
  • Sẽ tăng cường biện pháp ổn định thị trường ngoại tệ
  • Mở rộng thủ tục hải quan điện tử: Theo mô hình nào ?
  • Ngành Hải quan: Thu ngân sách đạt gần 20,6 nghìn tỷ đồng
  • Hiện đại hóa Hải quan: Bước chuyển mới
  • Ngành công thương triển khai 6 đề án ngăn chặn suy giảm kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi