Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chiếm nhiều nhà ở công vụ nhất

Số lượng nhà ở công vụ của các cơ quan Trung ương tập trung nhiều nhất vào Bộ Quốc phòng

Dự thảo của Bộ Xây dựng cho biết, số lượng nhà ở công vụ của các cơ quan Trung ương tập trung nhiều nhất vào Bộ Quốc phòng (với hơn 83.000 m2) và Bộ Công an (với hơn 67.000 m2).

Theo Bộ Xây dựng, hiện quỹ nhà ở công vụ được hình thành từ hai nguồn khác nhau là nhà ở được tiếp quản từ chế độ cũ do thực hiện các chính sách về cải tạo nhà đất trước đây (quỹ nhà ở thuộc diện này có khoảng 44.420 m2, chiếm tỷ lệ 14,1% trên tổng số nhà ở công vụ) và nhà ở do Nhà nước đầu tư xây dựng sau năm 1975 (có khoảng 270.860 m2, chiếm tỷ lệ 85,9% tổng số nhà ở công vụ).

Tính đến hết tháng 6/2010, có 46 đơn vị đang duy trì, quản lý quỹ nhà ở công vụ, bao gồm 11 Bộ, ngành và 35 địa phương. Có 43 đơn vị không có quỹ nhà này, bao gồm 21 Bộ, ngành (trong đó có Bộ Y tế) và 22 địa phương.

Khảo sát và tổng hợp báo cáo của các cơ quan trung ương và địa phương cho thấy, tổng quỹ nhà ở công vụ hiện nay là 315.280 m2 sàn, bao gồm 49 biệt thự và 6.377 căn hộ nhà chung cư và nhà ở 1 tầng. Trong đó, quỹ nhà của các cơ quan Trung ương quản lý là 198.091 m2, nhà ở công vụ của các địa phương là 117.189 m2. Đối với quỹ nhà ở công vụ của các cơ quan Trung ương, trong tổng số 198.091 m2 thì có bao gồm 42 biệt thự và 4.790 căn hộ nhà chung cư và nhà ở 1 tầng.

Qua xem xét số liệu báo, số lượng nhà ở công vụ của các cơ quan Trung ương tập trung nhiều nhất vào Bộ Quốc phòng (khoảng hơn 83.000 m2) và Bộ Công an (khoảng hơn 67.000 m2).

Lý do Bộ Xây dựng đưa ra bởi tính chất đặc thù của lực lượng vũ trang là thường xuyên phải điều động lực lượng phục vụ yêu cầu về quốc phòng, an ninh nên quỹ nhà ở công vụ cho các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc các lực lượng vũ trang có số lượng rất lớn.

(Theo Trúc Linh // Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi