Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gia hạn Thỏa thuận Đối tác hỗ trợ ngành lâm nghiệp đến năm 2015

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã có văn bản đề nghị Chính phủ xem xét gia hạn thời gian hiệu lực của Thỏa thuận Đối tác hỗ trợ ngành lâm nghiệp. Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã đồng ý gia hạn Thỏa thuận trên đến hết năm 2015.

Đối tác FSSP đồng hành cũng ngành lâm nghiệp Việt Nam

Cùng với việc đồng ý gia hạn hiệu lực của Thỏa thuận này, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm giao Bộ NNPTNT làm việc với các nhà tài trợ để huy động nguồn vốn ODA cho hoạt động của Đối tác hỗ trợ ngành lâm nghiệp; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các hoạt động của văn bản Thỏa thuận.

Được biết, trước đây, Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và Đối tác đã được Chính phủ cho phép thành lập từ năm 2001 để thu hút sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế giúp Việt Nam thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia “Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng”.

Văn bản Thỏa thuận của Chương trình này đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký với đại diện 25 đối tác quốc tế vào ngày 12/11/2001 và có hiệu lực ban đầu đến hết năm 2010 và sẽ được tiếp tục gia hạn nếu các bên tham gia cùng nhất trí.

Bộ NNPTNT cho biết, đến năm 2006 Chương trình trên đã được đổi tên là Đối tác hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP) với mục đích hỗ trợ ngành lâm nghiệp thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 - 2010. Sau 9 năm hoạt động, Đối tác FSSP đã hoạt động rất năng động và hiệu quả, đồng hành cùng ngành lâm nghiệp Việt Nam.

Số liệu Bộ NNPTNT cho hay, ước tính có khoảng 270 triệu USD vốn ODA đã được các nhà tài trợ cam kết và hỗ trợ cho ngành lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010.

(Theo Quốc Hà // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi