Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ Tài chính cam kết giữ giá xăng, dầu, điện, than

Nhằm khống chế lạm phát, kiểm soát nhập siêu, Bộ Tài chính vừa phát đi thông điệp tiếp tục giữ ổn định giá các mặt hàng thiết yếu, đồng thời dùng thuế hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng xa xỉ.

Trong thông báo phát đi chiều qua, Bộ Tài chính cam kết cùng Bộ Công Thương, các bộ, cơ quan liên quan duy trì ổn định giá điện bán cho các hộ sản xuất, tiêu dùng và giá than bán cho sản xuất điện đến hết năm 2010. Bộ cũng sẽ rà soát cơ chế để bảo đảm hoạt động kinh doanh xăng dầu hoạt động theo nguyên tắc thị trường, không để giá tăng liên tục trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng yêu cầu Cục Quản lý giá phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm soát chi phí kinh doanh, giá thành các loại sản phẩm thuộc diện bình ổn giá theo quy định, nhất là đối với các mặt hàng xăng dầu, điện, than, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh, đường, sữa, lương thực, thép, xi măng...

Liên quan đến các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán, Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Hải quan, Vụ Chính sách Thuế cùng các đơn vị liên quan tiếp tục đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời, sử dụng linh hoạt các công cụ thuế, phí để đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, trước hết là đối với những mặt hàng trong nước sản xuất được hoặc không khuyến khích nhập khẩu để hạn chế nhập siêu.

Trước đó, Bộ Công Thương đã thống nhất cùng các bộ ngành chia ra 3 nhóm hàng hóa cơ bản để kiểm soát, gồm nhóm các mặt hàng cần thiết phải nhập khẩu; nhóm hàng hóa cần thiết nhưng vẫn phải kiểm soát và nhóm cần hạn chế nhập khẩu. Việc phân loại này sẽ là cơ sở để Bộ Công Thương giám sát các hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu.

Trong đó, nhóm thiết yếu cần nhập khẩu gồm có những mặt hàng là đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu. Do vậy, Bộ Công Thương cho rằng vẫn cần phải đảm bảo nhập khẩu để ổn định sản xuất. Hiện, nhóm này đang chiếm tỷ trọng 76,7% trên tổng kim ngạch nhập khẩu.

Các mặt hàng là cần thiết nhưng vẫn phải kiểm soát nhập khẩu, gồm các sản phẩm chế tạo từ gang thép, than cốc và các sản phẩm hóa dầu, hàng hóa khác... Còn những mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu, gồm nguyên phụ liệu thuốc lá, hàng tiêu dùng, ôtô nguyên chiếc, linh kiện ôtô, linh kiện và phụ tùng xe gắn máy...

(VnExpress)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi