Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sử dụng vật tư trong nước trong đấu thầu dự án vốn nhà nước

Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị nêu cụ thể 6 yêu cầu khi tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu sử dụng vốn nhà nước.

 

 Sử dụng tối đa vật tư, hàng hóa, lao động trong nước cho các dự án vốn nhà nước

Chỉ thị số 494/CT-TTg của Thủ tướng chỉ đạo về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước.

Tạo điều kiện cạnh tranh tối đa cho các doanh nghiệp trong nước nhận được hợp đồng

Thứ nhất, Thủ tướng yêu cầu khi phân chia các gói thầu thuộc dự án, đề án, chương trình, dự toán đối với mua sắm thường xuyên sử dụng vốn Nhà nước, ngoài việc phải căn cứ tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án, cần bảo đảm gói thầu có quy mô hợp lý, phù hợp với điều kiện năng lực của nhà thầu trong nước, bảo đảm các điều kiện cạnh tranh tối đa cho các doanh nghiệp trong nước nhận được hợp đồng, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước. Nội dung thứ 2 là khi đấu thầu mua sắm hàng hóa, chỉ tổ chức đấu thầu quốc tế khi hàng hóa, vật tư, thiết bị trong nước không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu hoặc trong nước chưa đủ khả năng sản xuất hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ đối với những gói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn ODA. Nội dung thứ 3, đối với các gói thầu xây lắp, chỉ tổ chức đấu thầu quốc tế khi nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu hoặc đã tổ chức đấu thầu trong nước nhưng không có nhà thầu nào đáp ứng yêu cầu hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ đối với những gói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn ODA. Trong trường hợp này cần có cơ chế khuyến khích các nhà thầu trong nước liên danh với các nhà thầu quốc tế để học hỏi thêm kinh nghiệm và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.

Không được sử dụng lao động nước ngoài khi lao động Việt Nam có thể đáp ứng

Khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải đưa ra yêu cầu về việc chào thầu bằng đồng Việt Nam đối với các chi phí trong nước; chỉ cho phép các nhà thầu chào thầu bằng ngoại tệ đối với các nội dung chi phí (hàng hóa, dịch vụ) có nguồn gốc từ nước ngoài khi trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu mà nhà thầu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đây là nội dung thứ 4 cần lưu ý khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Đối với nội dung thứ 5, Thủ tướng nghiêm cấm các chủ đầu tư, bên mời thầu khi lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cho phép sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu thực hiện gói thầu. Nội dung thứ 6 trong Chỉ thị nêu, nghiêm cấm việc tổ chức đấu thầu quốc tế bằng gói thầu EPC đối với các dự án trong đó có nhiều phần công việc mà các nhà thầu Việt Nam có thể tham gia cung cấp dịch vụ, hàng hóa, xây lắp.

(Theo Minh Đức // Tin Chính phủ // Chỉ thị số 494/CT-TTg)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi