Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ trưởng Bộ Tài chính nói về việc tăng giá xăng dầu và điện?

 “Nếu điều chỉnh đủ thì giá xăng phải tăng khoảng 34-45% so với mức giá hiện nay”.

Các mức giá cụ thể đối với điện, xăng dầu trong đợt điều chỉnh mới đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đề cập sáng nay (24/2) tại buổi họp Chính phủ, mức điều chỉnh đối với điện là tăng 165 đồng/KWh; xăng A92 tăng thêm khoảng 2.900 đồng/lít. Thông tin liên quan đến mức điều chỉnh lần này cũng được ông Ninh giải thích trước thường trực Chính phủ.

Theo Bộ trưởng Ninh, do giá điện bị kìm giữ quá lâu thời gian qua nên tính đến 31/12/2010 ngành điện đã lỗ xấp xỉ 28 nghìn tỷ đồng, chưa kể hoạch toán treo về tỷ giá và thanh toán lưới điện nông thôn. Nếu không thay đổi mức giá hiện nay, đến hết năm 2011 ngành điện sẽ lỗ thêm khoảng 29,5 nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, do cung cấp than giá rẻ cho ngành điện nên, giá than bán cho điện hiện nay mới bằng 67-70% giá thành, bằng 45-48% giá bán lẻ trong nước, 28-32% giá xuất khẩu.

Theo Bộ trưởng Ninh, nếu điều chỉnh để ngành điện không lỗ thì phải tăng 62% mức giá hiện nay, tương đương với 668 đồng/KWh. “Mức điều chỉnh như vậy là quá lớn, gây sốc cho nền kinh tế”, ông nói.

Để hạn chế mức tăng giá điện, một số biện pháp hỗ trợ sẽ được áp dụng như lùi khấu hao 90%, điều chỉnh giá bán than cho điện chỉ tăng 5%, tạm thời chưa thu một số khoản thu của nhà nước như phí dịch vụ môi trường, tạm khoanh lỗ cũ để xử lý dần...

Cụ thể, giá điện sẽ chỉnh tăng 165 đồng/KWh, bằng khoảng 24,7% mức cần điều chỉnh. “Đây là bước đi chưa được 1/3”, ông Ninh nói.

Đối với giá giá xăng dầu, Bộ trưởng Ninh cho biết ngành xăng dầu đã lỗ 16,4 nghìn tỷ đồng tính cho đến nay. Theo ông Ninh, nếu điều chỉnh đủ thì giá xăng phải tăng khoảng 34-45% so với mức giá hiện nay.

Tuy nhiên, do nhà nước tiếp tục không thu thuế; doanh nghiệp tạm thời không tính lãi; lỗ cũ tạm thời khoanh lại, giá xăng tại đợt điều chỉnh lần này sẽ lăng lên 19.300 đồng/lít, tức là tăng 2.900 đồng/lít so với trước.

“Nếu điều chỉnh để xăng dầu để không lỗ và đi theo thị trường thì xăng phải tăng khoảng 6.500 đồng/lít. Mức điều chỉnh lần này chỉ bằng 44% so với mức phải điều chỉnh”, ông Ninh lưu ý.

Đối với dầu diezen, mức điều chỉnh lần này là 18.300 đồng/lít, tăng thêm khoảng 3.600 đồng/lít và bằng khoảng 56% mức đáng ra phải điều chỉnh; dầu hỏa lên 18.200 đồng/lít, tăng thêm 3.100 đồng/lít và bằng 46,3% mức cần điều chỉnh; dầu mazút lên 14.800 đồng/lít, tăng thêm khoảng 2.110 đồng/lít, bằng 48,7% mức cần điều chỉnh.

Tính toán sơ bộ của người đứng đầu ngành tài chính cho thấy, mức độ tác động vào lạm phát của đợt điều chỉnh lần này vào khoảng 1,03%, chỉ tính tác động trực tiếp. Nếu tính cả tác động tâm lý thì dự báo làm tăng thêm lạm phát khoảng 2%.

(NDHMoney)

  • Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội: Năm 2011, bố trí vốn phục vụ công tác GPMB
  • Cung ứng điện mùa khô năm 2011: Đầy khó khăn thách thức
  • DN được trích tối đa 10% thu nhập để lập quỹ phát triển KHCN
  • Xung quanh việc giá điện tăng 15,28%
  • Petrolimex nỗ lực đảm bảo cung ứng xăng dầu mức cao nhất
  • Bình ổn giá: Nên trao thêm quyền cho doanh nghiệp?
  • Đẩy mạnh việc bình ổn giá
  • Thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi