Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Petrolimex nỗ lực đảm bảo cung ứng xăng dầu mức cao nhất

Từ đầu năm đến nay, sản lượng tiêu thị xăng dầu cả nước tăng 22% và lượng hàng nhập khẩu của Petrolimex cũng tăng từ 22-25%. Petrolimex cam kết nỗ lực duy trì cung cấp nguồn và phân phối xăng dầu cho thị trường ở mức cao nhất.

Cần tăng cường kiểm tra và rút giấy phép với những cửa hàng kinh doanh xăng dầu  vi phạm. - Ảnh minh họa

Trước những khó khăn trong việc tiếp cận mua xăng của một số người dân tại một số địa phương như dư luận phản ánh, ngày 20/2, trả lời một số cơ quan thông tấn báo chí, ông Vương Thái Dũng, Phó Tổng giám đốc Tcty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), đơn vị hiện chiếm khoảng 60% thị phần của cả nước cho biết, trong thời gian qua, nguồn xăng dầu thuộc trách nhiệm của Tcty cung cấp cho thị trường luôn được bảo đảm đầy đủ theo hạn mức đã được duyệt và không bị gián đoạn.

Trong tháng 1 và nửa đầu tháng 2 năm 2011, lượng hàng nhập khẩu và tiêu thụ của Tcty đã vượt 20-25% sản lượng so với cùng kỳ năm 2010.

Hạn ngạch nhập khẩu bình quân Tcty được Bộ Công Thương giao hơn 1,5 triệu m3 tấn, so cùng kỳ vượt 22%.

Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ trong nước tăng 22%, cá biệt có những cây xăng sản lượng tăng vọt 300%.

Là một doanh nghiệp nòng cốt trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, đại diện Petrolimex cam kết, thời gian tới, Tcty sẽ nỗ lực đảm bảo trách nhiệm duy trì cung cấp nguồn  và phân phối xăng dầu cho thị trường ở mức cao nhất.

Hiện cả nước có 11 đầu mối kinh doanh xăng dầu với 14.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó riêng Petrolimex đã chiếm 60% thị phần với tổng số  6.000 cửa hàng.

Theo ông Vương Thái Dũng, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng  hiện Tcty thông qua hai kênh phân phối. Kênh thứ nhất thông qua hệ thống cửa hàng do Tcty nắm 100% vốn (gồm 2000 cửa hàng) đang họat động trên toàn quốc.

Kênh thứ hai bao gồm các cửa hàng bán lẻ của các đại lý và tổng đại lý mua hàng của Tổng công ty, mạng lưới này gồm  4000 cửa hàng hoạt động trên toàn quốc .

Các hệ thống trên đều được cung cấp đầy đủ nguồn hàng. 2000 cửa hàng kinh doanh xăng dầu còn lại mang thương hiệu Petrolimex sẽ do Tcty trực tiếp quản lý trực tiếp. 4000 cửa hàng của đại lý và tổng đại lý sẽ tự quyết định thời gian bán hàng và đăng ký với  Sở ngành liên quan tại các địa phương.

Do đó,  việc cung cấp tiêu thụ sản phẩm của các đại lý thuộc kênh thứ hai có đảm bảo đủ thời gian và số lượng cho người tiêu dùng hay không sẽ thuộc chức năng quản lý của các cơ quan kiểm tra nhà nước tại  các địa phương, ông Dũng chia sẻ.

Nếu cửa hàng Petrolimex đóng cửa ngừng bán hàng hoặc bán hàng cầm chừng, người tiêu dùng có thể gọi điện về đường dây nóng của Tcty tại số máy 04.35111128.

Tăng cường hơn khâu kiểm tra kiểm soát

Trao đổi với phóng viên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường Bộ Công Thương Võ Văn Quyền cho biết, Cục đã có chỉ đạo đối với lực lượng quản lý thị trường tại các địa phương kiểm tra các cây xăng đóng cửa và bán nhỏ giọt, nếu đơn vị nào vi phạm quy định còn hàng nhưng không bán nhằm đầu cơ các lực lượng chức năng sẽ kiên quyết lập biên bản và rút giầy phép kinh doanh

Trước đó, ngày 10/2 và ngày 18/2/2011, Bộ Công Thương cũng đã có chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối  kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời về số lượng cũng như thời gian phục vụ khách hàng, ngoài ra các doanh nghiệp cũng phải có báo cáo chi tiết về các cửa hàng vi phạm kinh doanh xăng dầu .

Có thể khẳng định, thời gian qua Petrolimex đã đóng góp không nhỏ trong việc góp phần bình ổn đối với thị trường xăng dầu. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn xăng dầu cung cấp cho thị trường không bị gián đọan, ý kiến của một số doanh nghiệp đầu mối cho rằng, bên cạnh tăng cường thanh tra kiểm soát và rút gấy phép đối với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu vi phạm quy định, các cơ quan chức năng cũng đồng thời cần có biện pháp mạnh mẽ đối với việc ổn định của các đầu mối nhập khẩu.

Từ đó, giải quyết tình trạng khi thị trường thuận lợi, nguồn ngoại tệ, nguồn cung sản phẩm dồi dào, các đầu mối mới tham gia, còn khi khó khăn  thì kinh doanh “đứt đoạn”,  bởi đây không đơn thuần là lợi nhụân tăng trưởng của doanh nghiệp mà đó còn là vấn để đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.

(Theo Linh Đan // Tin Chính phủ)

  • Bình ổn giá: Nên trao thêm quyền cho doanh nghiệp?
  • Đẩy mạnh việc bình ổn giá
  • Thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát
  • Kế hoạch cung cấp điện tại các địa phương trong mùa khô năm 2011
  • Tăng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản
  • Ngành hải quan ra Tuyên ngôn phục vụ khách hàng
  • Tìm cách tạo đột phá về chất lượng công trình giao thông
  • Chuẩn bị kế hoạch ứng phó thiếu điện mùa khô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi