Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bình ổn giá: Nên trao thêm quyền cho doanh nghiệp?

picture
Năm 2010 trên địa bàn Hà Nội đã có gần 400 điểm bán hàng bình ổn giá.

Doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá cần được tự chủ về giá bán đối với các mặt hàng thuộc diện bình ổn, nhưng vẫn đảm bảo thấp hơn so với giá thị trường.

Đó là ý kiến đã được đại diện một số doanh nghiệp tham gia bình ổn giá trên địa bàn Thủ đô kiến nghị tại buổi làm việc với Sở Công Thương Hà Nội, sáng 16/2.

Năm 2010, để thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá đối với 9 nhóm mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố, UBND Thành phố Hà Nội đã tạm ứng số tiền là 400 tỷ đồng cho 14 doanh nghiệp vay với lãi suất 0%.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Kinh tế- Ngân sách Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội, việc thực hiện chương trình bình ổn giá thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế và chưa phát huy được vai trò điều tiết giá, các nhóm hàng hoá thuộc chương trình còn chưa đa dạng, phong phú.

Số lượng điểm bán hàng bình ổn giá trong năm qua đã đạt gần 400 điểm nhưng vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành. Đối với việc niêm yết giá, theo kết quả của đoàn kiểm tra liên ngành thì vẫn còn nhiều đơn vị vẫn chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định này. Một số đơn vị còn bán cao hơn giá cam kết đối với các mặt hàng thuộc diện bình ổn khoảng 10- 16%, riêng đối với mặt hàng rau có thời điểm giá bán cao hơn 50% so với giá đăng ký.

 Bên cạnh đó, không ít điểm bán hàng còn bày bán hàng bình ổn lẫn với hàng không thuộc nhóm bình ổn gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng...

Lý giải về việc các điểm bán hàng bình ổn đều phải bán hàng hoá với giá cao hơn so với mức đăng ký ban đầu, ông Nguyễn Văn Đồng, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho là, tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký giá thì đầu vào ở mức thấp. Thời gian sau, giá cả liên tục biến động khiến các doanh nghiệp buộc phải tăng theo.

Bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Siêu thị Fivimart dẫn chứng, sau Tết giá thịt bò các nhà cung cấp bán cho Fivimart đã tăng 4%. Vì vậy, siêu thị phải chấp nhận lỗ để tiếp tục giữ giá bán như trong Tết. Nhưng nếu giá đầu vào tăng quá cao thì các điểm bình ổn cũng không thể bán với giá thấp mãi.

Theo đó, bà Hậu đề nghị Sở Công thương Hà Nội và Uỷ ban Nhân dân Thành phố cần cân nhắc hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất để “kìm” giá ngay từ đầu vào.

Đối với quy định phải đăng ký giá đối với các mặt hàng thuộc danh mục hàng bình ổn, bà Hậu cho rằng nếu tiếp tục áp dụng như hiện nay thì sẽ rất “vướng”, vì mỗi khi muốn tăng giá doanh nghiệp sẽ phải trình với Uỷ ban Nhân dân Thành phố về phương án giá mới. Điều này không chỉ kéo thời gian mà còn làm doanh nghiệp mất đi sự chủ động trong kinh doanh. Do vậy, thay vào đó nên cho phép doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về mức giá bán ra, miễn sao mức giá này đảm bảo thấp hơn so với giá thị trường khoảng 10% như cam kết.

Đồng tình với các ý kiến trên, bà Mai Khuê Anh, Giám đốc điều hành Tổng công ty Thương mại Hà Nội cũng cho rằng, giá cả trên thị trường liên tục biến động nên doanh nghiệp rất khó có thể giữ nguyên như mức giá đã được đăng ký từ trước.

Với các kiến nghị này ông Đồng cho hay, Sở Công Thương sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan cân nhắc để đưa ra phương án cuối cùng. Khi thực hiện việc đăng ký, giá cả của các mặt hàng thuộc diện bình ổn sẽ được áp dụng như nhau tại tất cả các điểm, còn nếu để doanh nghiệp tự tính toán thì mức giá sẽ có sự chênh lệch khiến người tiêu dùng có sự so sánh.

Đối với công tác bình ổn thị trường trong năm 2011, theo nhận định của ông Đồng sẽ còn khó khăn hơn cả năm 2010, bởi ngay từ đầu năm nhiều nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất đều đã có dấu hiệu sẽ tăng mạnh.  

Song rút kinh nghiệm từ những tồn tại trong thời gian qua như điểm bình ổn treo biển hiệu không đúng, hàng hoá chưa niêm yết hay có bày hàng nhưng không thấy có người bán... năm 2011, Sở sẽ xem xét lại cách thức tổ chức tại các điểm bán hàng này.

Bên cạnh đó, Sở cũng sẽ khảo sát thị trường để đưa ra các quy định cụ thể đối với các hàng hoá thuộc các nhóm cần bình ổn, cũng như có thể tăng hoặc giảm số lượng các nhóm này để người tiêu dùng có thể được hưởng lợi nhiều nhất.

“Vì vậy, các doanh nghiệp ngay từ thời điểm này cần sớm có kế hoạch triển khai việc bình ổn giá trong năm tới để mau chóng được xét duyệt và tiếp tục triển khai khi thị trường có nhiều biến động”, ông Đồng nói.

(Theo Vneconomy)

  • Đẩy mạnh việc bình ổn giá
  • Thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát
  • Kế hoạch cung cấp điện tại các địa phương trong mùa khô năm 2011
  • Tăng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản
  • Ngành hải quan ra Tuyên ngôn phục vụ khách hàng
  • Tìm cách tạo đột phá về chất lượng công trình giao thông
  • Chuẩn bị kế hoạch ứng phó thiếu điện mùa khô
  • Đưa giá điện dần tiếp cận cơ chế thị trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi