Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiểm soát chặt giá sữa, thuốc

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 30.9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định không thể lơ là với các yếu tố tăng giá, đặc biệt phải kiểm soát chặt giá sữa, giá thuốc và đảm bảo dự trữ hàng tiêu dùng từ nay tới cuối năm.

Theo ông Phúc, nền kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 đạt nhiều yếu tố tích cực, trong đó tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,52%, mức tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, dự kiến cả năm đạt bằng hoặc vượt kế hoạch đề ra là 6,5% - 6,7%. Thu chi ngân sách vượt kế hoạch và có khả năng giảm bội chi nhờ tăng thu. Nhập siêu tiếp tục giảm.

Về mức chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng tới 1,31% so với tháng trước, ông Phúc cho rằng không phải là đột biến, mà do hai tác nhân là đồ dùng học sinh tăng do bước vào năm học mới (nhóm giáo dục đóng góp mức tăng 0,68% trong mức tăng 1,31% của tháng), cộng thêm giá lương thực tăng cao, trong bối cảnh giá cả thế giới tăng lên.

Giữ CPI cả năm ở mức 8%

Truyền đạt ý kiến của Thủ tướng, ông Phúc cho biết Chính phủ khẳng định khả năng lạm phát cả năm nay nhất định giữ được ở mức 8% như Nghị quyết của QH. Tuy nhiên, không thể lơ là, chủ quan với vấn đề lạm phát. Để đạt được mục tiêu này Thủ tướng yêu cầu phải triển khai quyết liệt các biện pháp kiềm chế lạm phát, theo dõi sát tình hình giá cả, cung cầu hàng hóa. Trong đó, ông Phúc nhấn mạnh việc phải kiểm soát các loại giá thiết yếu như giá thuốc, giá sữa. Đảm bảo dự trữ hàng hóa tiêu dùng, không để xảy ra sốt hàng, sốt giá, chống đầu cơ và hoang mang tâm lý trong người dân.

Riêng với vấn đề điện, Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Điện lực VN (EVN) trước mắt phải hạn chế cắt điện, đẩy mạnh bổ sung nguồn mới, tăng cường mua điện và tiết kiệm điện. Bộ Công thương và EVN phải điều tiết khoa học, hợp lý sản xuất và tiêu dùng, nhất là các hộ lớn. Tuy nhiên, do thời tiết khó khăn, tình hình cung ứng điện thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục khó khăn.

Vinashin sẽ có chủ tịch HĐQT và TGĐ mới

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết, Chính phủ và Bộ GTVT quyết định tiếp tục bổ sung cán bộ giỏi vào Tập đoàn Vinashin, thay đổi nhân sự phù hợp, tạo điều kiện để Vinashin phát triển. Sáng nay 1.10 sẽ có công bố chính thức về vấn đề này.

Được biết, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc của Vinashin sẽ được thay thế, bổ sung từ nhân sự của Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN.

Cũng theo ông Phúc, hiện nay 70.000 công nhân của Vinashin đã có việc làm ổn định so với trước, có lương, có BHXH. Trong thời gian qua, tập đoàn này đã bán được 5 chiếc tàu với giá 75 triệu USD, từ giờ tới cuối năm dự kiến bán tiếp 35 chiếc với tổng giá trị khoảng 160 triệu USD.

Về việc Chính phủ dùng tiền trong khoản 300 triệu USD trái phiếu cho Vinashin trả nợ, ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT kiêm Chủ tịch HĐQT Vinashin, giải trình trước đây Vinashin vay 25 triệu USD của Ngân hàng Natixis (Pháp) tại TP.HCM, hạn trả tháng 7.2010 nhưng do khó khăn tài chính nên đàm phán chậm trả 2 tháng, hoãn đến 13.9.2010. Nhưng tới thời điểm đó, Vinashin cũng chỉ đủ khả năng thanh toán 22 triệu USD. Đây là lý do để tập đoàn đề xuất với Chính phủ cho vay 3 triệu USD từ số dư 15 triệu USD của nguồn 300 triệu trái phiếu quốc tế đã phát hành trước đây để trả hết nợ. Số tiền này không nằm trong số tiền trái phiếu mà Chính phủ phát hành đầu năm 2010.

Ông Trường cũng cho biết, đề án tái cơ cấu sắp xếp lại các nhà máy đóng tàu trên cả nước của Vinashin nhận được nhiều sự quan tâm từ các DN nước ngoài. Đã có nhiều DN của Nhật Bản, Đài Loan đặt vấn đề xin liên doanh, mua lại nhà máy đóng tàu của tập đoàn này, nhưng hiện vẫn chưa có văn bản chính thức nào gửi tới Vinashin về góp vốn hay mua lại các nhà máy đóng tàu.

( Thanh Niên Online)

  • Mở rộng nguồn nguyên liệu cho ngành lọc dầu Việt Nam
  • Thành lập Trường Đại học Quốc tế Miền Đông
  • Mở đường bay thẳng từ Việt Nam đi Pháp
  • Bộ Công Thương kiểm tra tiến độ các dự án điện
  • Rục rịch... kiểm tra khí thải xe máy
  • Mực nước các hồ thủy điện đang “uy hiếp” cung ứng điện
  • Sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng 15%
  • Giá điện được tăng, giảm theo quý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi