Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chỉ số giá tháng 2 tăng cao nhất kể từ tháng 7/2008

Nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong tháng Tết là nguyên nhân chính đẩy chỉ số giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ tăng mạnh. - tinkinhte.com
Nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong tháng Tết là nguyên nhân chính đẩy chỉ số giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ tăng mạnh.

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2010, với mức tăng 1,96% so với tháng trước đó. Đây cũng là mức tăng cao nhất của chỉ số giá tính theo tháng kể từ tháng 7/2008 trở lại đây.

So với tháng 12/2009, chỉ số giá tháng này đã tăng 3,35% và tăng 8,46% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu - dẫn đầu là hàng ăn và dịch vụ ăn uống - tăng tới 3,09% so với tháng trước. Chiếm gần 40% quyền số trong rổ hàng hóa tính CPI, đây cũng là nhóm có “đóng góp” lớn nhất cho mức tăng cao của chỉ số giá trong tháng này.

Nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong tháng Tết là nguyên nhân chính đẩy chỉ số giá nhóm này tăng mạnh. Trong đó, CPI lương thực tăng 2,94%; thực phẩm tăng 3,46%; và ăn uống ngoài gia đình tăng 2,06%.

Cùng “chia sẻ” nguyên nhân trên, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,27%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,39%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,22%. Nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 2,52% trong tháng này có nguyên nhân chủ yếu từ tăng giá dịch vụ làm tóc, móng chân, móng tay.

Việc tăng giá xăng, dầu vào ngày 14/1 cùng với nhu cầu đi lại nhiều trong tháng qua đẩy chỉ số giá nhóm giao thông tăng 1,45%. Cộng thêm áp lực từ tăng giá gas, sắt thép, CPI nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng 1,75% so với tháng trước.

Các chương trình khuyến mại dịp Tết vừa qua của nhiều nhà mạng di động đưa nhóm bưu chính viễn thông “ngược dòng” với các nhóm còn lại, chỉ số giá nhóm này giảm 1,23% so với tháng 1.

Chỉ số giá vàng tháng này giảm 2,03% so với tháng trước. Còn chỉ số giá USD tăng 0,33% trong cùng kỳ so sánh.

Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng từ tháng 6/2009 đến nay - Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Với việc chốt số liệu vào ngày 10/2 (27 Tết), tháng 3 sẽ được tính thêm một phần số liệu của Tết vừa qua và rằm tháng Giêng.

Cùng với việc tăng giá xăng dầu ngày 21/2 và giá điện có thể sẽ được điều chỉnh trong tháng 3, nhiều khả năng chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, giao thông, văn hóa giải trí và du lịch, nhà ở và vật liệu xây dựng (nhóm này bao gồm tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng) sẽ tiếp tục đà tăng trong tháng tới.

(Theo Anh Quân // Vneconomy)

Bài thuộc chuyên đề: Thông tin kinh tế đáng lưu ý trong tháng 2 / 2010

  • Quy định về sáp nhập, mua lại tổ chức tín dụng
  • Cần kiểm soát hiệu quả các luồng tiền
  • Giá điện mới theo phương án có mức ảnh hưởng thấp nhất
  • Sắp xếp lại một số DNNN thuộc Bộ Xây dựng
  • Tăng cường đào tạo nhân lực cho ngành Tài nguyên và Môi trường
  • Ngành công thương TPHCM đầu tư chiều sâu
  • Bảng giá điện năm 2010
  • Doanh nghiệp giúp các địa phương phát triển kinh tế - xã hội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi