Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 11 tăng 0,55%

Ảnh minh họa: Internet.
Với cách tính dựa trên “rổ” hàng hóa mới và giá kỳ gốc 2009 thay vì giá kỳ gốc năm 2005, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 đã tăng 0,55% so với tháng 10, tăng 4,35% so với tháng 11/2008 và tăng 5,07% so với tháng 12/2008.

Với tốc độ tăng rõ rệt này, CPI của 11 tháng qua đã tăng 6,91% so với cùng kỳ 2008.

Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 11 tăng ở 10/11 nhóm hàng trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,03 - 0,87%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông lại giảm 0,05%.

Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức 0,87% do lương thực tăng giá tới 2,22%, thực phẩm tăng 0,62%. Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng là 0,75%.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác là nhóm tăng mạnh thứ 3 với mức tăng 0,54%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,44%; nhóm giao thông tăng 0,42%.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại Giá cả Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng, sở dĩ giá lương thực trong nước tháng qua tăng cao là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang đẩy mạnh việc thu mua thóc lúa trong dân.

Bên cạnh đó, đợt bão lũ nặng nề vừa qua ở miền Trung và Tây Nguyên cũng là một nguyên nhân khiến giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh.

Cùng với lương thực, thực phẩm, việc tăng giá mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt thép, ximăng cũng như việc tăng “nóng” giá nhà ở, đất ở tại các thành phố lớn trong thời gian qua đã tạo một lực đẩy khiến CPI tháng 11 tăng mạnh.

Thêm vào đó, việc tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong tháng 11 cũng là nguyên nhân đẩy CPI tăng lên. Ngoài ra, hiện đang là mùa cưới, mùa lễ hội cuối năm nên giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu cũng tăng do nhu cầu tiêu dùng cao.

Theo dự báo của các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, giá lương thực, thực phẩm có thể tiếp tục tăng do ảnh hưởng của hậu quả bão lũ. Giá một số hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu cũng có thể tăng cao do giá USD trên thị trường tăng mạnh.

Thêm vào đó, dịch bệnh hoành hành ở nhiều địa phương khiến nguồn cung sẽ chịu sức ép vào tháng cao điểm mua sắm cuối năm. Theo quy luật thị trường, tháng 12 thường là tháng có mức tăng giá tiêu dùng cao do người dân đẩy mạnh chi tiêu mua sắm cuối năm. Vì vậy, dự báo, CPI tháng 12 sẽ tiếp tục tăng cao hơn tháng 11.

Tuy nhiên, ngay cả với mức tăng mạnh của CPI tháng 12 thì lạm phát năm 2009 cũng chỉ ở mức trên dưới 7%.

Tháng 11, giá vàng tiếp tục biến động mạnh, đạt mức tăng 10,08% so với tháng 10 và là mức tăng cao nhất kể từ trước đến nay. Với đà tăng này, chỉ số giá vàng 11 tháng qua tăng tới 48,72% so với tháng 12/2008 và tăng 15,73% so với cùng kỳ 2008.

Cùng nhịp với vàng, giá USD đã quay đầu tăng 1,45% so với tháng 10 (tháng 10 giảm 0,35%), đưa giá USD 11 tháng qua tăng 7,28% so với tháng 12/2008 và 9,04% so với cùng kỳ 2008./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

  • Xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh
  • Xây nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vào 2014
  • Nhắm đích tăng trưởng 7-8% giai đoạn 2011-2015
  • Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra
  • Kiều bào bày tỏ tâm nguyện hướng về đất nước
  • Xây dựng kế hoạch kinh tế-xã hội sát với thực tiễn
  • Lương lãnh đạo không vượt quá 10 lần lương của người lao động
  • Chính thức khai trương cổng thông tin xuất khẩu Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi