Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lương lãnh đạo không vượt quá 10 lần lương của người lao động

Đây là quy định trong Dự thảo Nghị định Quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với các công ty có phần vốn góp chi phối của Nhà nước do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội soạn thảo.

Theo đó, Quỹ tiền lương của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và Phó TGĐ (PGĐ), Kế toán trưởng được xác định trên cơ sở mức lương bình quân thực tế năm trước liền kề theo từng vị trí. Quỹ tiền lương của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, TGĐ hoặc GĐ (gọi tắt là lãnh đạo) được xác định trên cơ sở mức lương thực tế năm trước liền kề theo từng chức danh và bảo đảm các tiêu chí như: Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với các cổ đông và thành viên góp vốn.

Dự thảo cũng quy định việc tăng giảm lương của lãnh đạo sẽ phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ. Cụ thể tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ so với năm trước liền kề không tăng hoặc giảm thì tiền lương của lãnh đạo không tăng hoặc giảm (trừ trường hợp Nhà nước có quyết định can thiệp để bình ổn thị trường; tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh; đầu tư mới; tăng vốn điều lệ); Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ tăng thì tiền lương của lãnh đạo tăng, nhưng phải bảo đảm chênh lệch hợp lý so với tiền lương của người lao động trong công ty như sau: tiền lương bình quân của người lao động dưới 5 triệu đồng/tháng thì tiền lương bình quân của tlãnh đạo tối đa không vượt quá 10 lần so với tiền lương bình quân của người lao động; Tiền lương bình quân của người lao động từ 5 triệu đồng/tháng đến dưới 7 triệu đồng/tháng thì tiền lương bình quân của lãnh đạo tối đa không vượt quá 9 lần so với tiền lương bình quân của người lao động; Tiền lương bình quân của người lao động từ 7 triệu đồng/tháng trở lên thì tiền lương bình quân của lãnh đạo tối đa không vượt quá 8 lần so với tiền lương bình quân của người lao động.

Bạn có thể góp ý với Dự thảo Nghị định Quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với các công ty có phần vốn góp chi phối của Nhà nướctại đây

Dự thảo Nghị định cũng nêu, thù lao của thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị (hoặc Hội đồng thành viên) được xác định trên cơ sở mức thù lao thực tế năm trước liền kề nhưng không vượt quá 30% mức tiền lương của các thành viên chuyên trách nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ so với năm trước liền kề tăng; không vượt quá 20% mức tiền lương của các thành viên chuyên trách nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ so với năm trước liền kề không tăng hoặc giảm.

Quỹ tiền thưởng của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và Phó TGĐ (PGĐ), Kế toán trưởng và Quỹ tiền thưởng của lãnh đạo và thành viên Ban kiểm soát được xác định theo hợp đồng lao động, hoặc thoả ước lao động tập thể, điều lệ của công ty, phù hợp với mức lợi nhuận thực hiện hàng năm, nhưng tối đa không vượt quá 3 tháng tiền lương bình quân thực hiện của các đối tượng được hưởng quỹ tiền thưởng.

Dự thảo Nghị định này đang được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo hài hòa lợi ích của cổ đông, Nhà nước và người lao động.

 

(Theo TT // Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi