Hình ảnh máy dệt sợi được trưng bày tại Triển lãm nguyên phụ liệu ngành dệt may năm 2009 được tổ chức tại TPHCM vào tháng 10 vừa qua - Ảnh: Văn Nam |
Đầu tư vào máy móc, kỹ thuật công nghệ cao sẽ giúp giải quyết phần nào tình trạng thiếu lao động hiện nay của ngành dệt may Việt Nam, theo Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ông Phạm Xuân Hồng nhận định.
Tại hội thảo công nghiệp Pháp – Việt về thiết bị và công nghệ dệt kỹ thuật và vải không dệt được tổ chức ngày 23-11, ông Hồng cho biết hiện ngành dệt của Việt Nam thiếu từ 5 – 10% lao động. Ông Hồng nói: “Hiện phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có kế hoạch và hợp đồng sản xuất cho từ đây đến cuối năm. Bây giờ nếu có thêm hợp đồng, chưa chắc đã kiếm được đủ lao động để làm, vì thế trong tương lai cần đầu tư công nghệ để nâng cao năng suất lao động”. Tham tán kinh tế và thương mại Pháp tại Việt Nam, ông Jean-Louis Poli, cũng cho rằng Việt Nam cần nhập thiết bị hiện đại trong dệt may để khắc phục tình trạng trên. Do suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành may mặc Việt Nam năm nay bị ảnh hưởng nhiều, nhưng bù lại việc xuất khẩu các mặt hàng và thương hiệu cao cấp lại được phục hồi, bổ sung cho ngành hàng cấp thấp. Vì thế, theo ông Hồng, việc đầu tư cho máy móc hiện đại cũng giúp doanh nghiệp dệt may tiếp cận phân khúc thị trường may mặc cao cấp trong và ngoài nước. Có mặt tại hội thảo trên, Trưởng ban dệt may của Tổng công ty Phong Phú, bà Phan Kim Hằng cho biết, từ năm ngoái công ty đã chuyển sang nhập máy móc hiện đại của Thụy Sĩ và Ý để sản xuất mặt hàng cao cấp. Bà Hằng nói: “Khó cạnh tranh nổi với Trung Quốc ở phân khúc hàng may mặc cấp trung bình khá”. Tại hội thảo, năm doanh nghiệp Pháp, gồm Laroche, NSC, Rieter, Superba và Staubli, đã giới thiệu về thiết bị dùng trong dệt kỹ thuật và vải không dệt vì lĩnh vực này chưa phát triển mạnh ở Việt Nam, nên vẫn có tiềm năng khai thác. Hiện ở Việt Nam, chỉ có hai doanh nghiệp có thể sản xuất vải không dệt chuyên dùng trong xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, y tế. Các công nghệ sản xuất thảm, dệt kim, cũng được các doanh nghiệp này giới thiệu. Pháp là nước xuất khẩu máy móc dệt may lớn thứ 3 trong Liên minh châu Âu (EU) và thứ 5 trên thế giới. Theo ông Hùng phân tích, đề án thứ nhất là ngành dệt may phấn đấu sản xuất 1 tỉ mét vải từ nay đến 2015 để hỗ trợ ngành dệt may, hạn chế nhập khẩu vải nguyên liệu. Hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 80% nguyên liệu phục vụ ngành dệt may. Thế nhưng, khó khăn nhất cho mục tiêu sản xuất 1 tỉ mét vải chính là ngành dệt đang nằm trong tình trạng thiết bị sản xuất cũ kỹ, công nghệ còn lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường. Muốn cải tiến được công nghệ lạc hậu, cần một khoản tiền đầu tư khá lớn, lên đến hàng tỉ đô la Mỹ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt nhuộm. Đề án thứ hai là phát triển vùng nguyên liệu bông tại một số vùng chuyên canh như Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh miền Tây Nam bộ. “Qua khảo sát, diện tích cây bông tại một số vùng chuyên canh đang giảm rất nhiều. Cách đây 10 năm diện tích cây bông tại vùng chuyên canh lên đến hàng chục ngàn héc ta thì nay đã giảm xuống chỉ còn khoảng 3 - 4 ngàn héc ta”, ông Hùng cho hay. Nguyên nhân diện tích cây bông giảm sút là do giá cả bông nguyên liệu lên xuống thất thường không khuyến khích được người dân trồng bông.Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online hôm 23-11, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ thuộc Bộ Công Thương Trần Hùng cho biết, hiện ngành dệt may đang triển khai 3 đề án trọng điểm phát triển ngành dệt may từ nay đến năm 2015. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện hiện tại, có thể nói các đề án này rất khó đạt mục tiêu.
Tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam 10 tháng năm 2009 Kim ngạch xuất khẩu: 7,47 tỉ đô la Mỹ (giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái) Đơn giá: giảm 10 – 15% Thị trường Mỹ giảm 5%, EU giảm 4% Thị trường Nhật tăng 20%, Hàn Quốc tăng 34%, Đài Loan và Singapore tăng nhẹ Tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến năm 2009: 9,5 tỉ đô la Mỹ (Nguồn VITAS) |
(Theo Thu Nguyệt - Văn Nam // Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com