Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam lãng phí nguồn tài nguyên giấy

Lượng giấy qua sử dụng được thu hồi đưa vào tái chế do đội ngũ ve chai, đồng nát thu gom là chủ yếu, trong khi ở các nước họ tổ chức hệ thống thu gom giấy qua sử dụng bài bản-Ảnh: Vietnamnet

Việt Nam nhập khẩu giấy thành phẩm lẫn nguyên liệu giấy cho sản xuất trong nước nhưng lại lãng phí nguồn tài nguyên giấy khi tỷ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng chỉ là 24-25%, mức thấp nhất trong khu vực, còn nhà nước thì chưa hề có chính sách khuyến khích thu hồi và tái chế giấy đã qua sử dụng.  

Theo tiến sĩ Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam, cả nước mỗi năm tiêu thụ hơn 1,8 triệu tấn giấy nhưng sản xuất trong nước mới chỉ cung cấp được 1,13 triệu tấn, còn lại là giấy thành phẩm nhập khẩu. Giấy tái chế đáp ứng 70% nguyên liệu để sản xuất nhưng một nửa trong số này phải nhập khẩu.  

“Tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng của chúng ta hiện quá thấp, chỉ 24-25%, chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất giấy, còn một nửa phải nhập khẩu”, ông Bảo nói tại hội thảo quốc tế  “Tái chế bao bì giấy đã qua sử dụng” do Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam phối hợp với tập đoàn Tetra Pak tổ chức sáng nay, 3-12 tại TPHCM.  

Ông Bảo cho rằng nhiều nước trên thế giới xem giấy đã qua sử dụng là nguồn tài nguyên, là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho sản xuất giấy, còn Việt Nam thì vừa thiếu nguyên liệu vừa thiếu cả giấy thành phẩm nhưng lại lãng phí nguồn tài nguyên này, khi có tới 75% lượng giấy đã qua sử dụng trở thành rác thải phải tiêu hủy, chôn lấp.  

Hiện nay, tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất khu vực, chỉ đạt 25% trong khi Thái Lan là 65%, Trung Quốc là 31%; Nhật Bản 61,4%; Hàn Quốc 67%.  

Hội thảo nói trên diễn ra hôm nay tại TPHCM và ngày mai tại Hà Nội, nằm trong một chuỗi hội thảo, hội nghị mà Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam phối hợp với Tetra Pak tổ chức, nhằm lấy ý kiến của doanh nghiệp để hiệp hội cùng Viện Chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương xây dựng chính sách khuyến khích tái chế giấy đã qua sử dụng trình Chính phủ. 

(Theo Hồng Văn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Bộ Tài chính chỉ đạo tăng cường kiểm soát nhập khẩu
  • Dân đã sẵn sàng "nhường chỗ" cho Dự án nhà máy điện hạt nhân
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Kết nối giao thông vận tải để phát triển ASEAN
  • Kỳ vọng ổn định môi trường kinh doanh 2010
  • Kinh tế 11 tháng: Công nghiệp tăng, xuất khẩu giảm
  • Kinh doanh LPG phải có tối thiểu 300.000 vỏ bình
  • Lãng phí trong khai thác khoáng sản
  • Khi đấu thầu thành đấu giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi