Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đẩy nhanh việc chi trả dịch vụ môi trường rừng

tinkinhte.com
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet).
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hứa Đức Nhị, Nghị định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 6 năm nay để trình Chính phủ.

Theo Thứ trưởng, cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng ra đời nhằm xã hội hóa ngành lâm nghiệp, từng bước thiết lập cơ sở kinh tế bền vững cho bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, cải thiện chất lượng dịch vụ môi trường rừng.

Đặc biệt, cơ chế này liên quan tới việc đảm bảo nguồn cung cấp nước cho thủy điện, sản xuất nước sạch và các hoạt động du lịch sinh thái.

Theo nghị định, các cơ sở sản xuất điện, nước sử dụng nguyên liệu đầu vào là nguồn nước từ rừng mang lại phải tính toán để đưa vào cơ cấu giá thành sản phẩm, tạo ra doanh thu và trả một phần cho việc duy trì, bảo vệ nguồn nước.

Chính sách này góp phần ổn định cuộc sống của người trồng rừng, bảo vệ rừng, đảm bảo nguồn nước cho sự phát triển sản xuất, phục vụ cuộc sống của người dân.

Ông Jim Peters, Giám đốc Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng châu Á (ARBCP), cho biết các tỉnh Lâm Đồng, Sơn La, nơi thực hiện thí điểm cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam, đã đưa ra nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc thu phí - chi trả bằng tiền mặt, thiết lập được cơ chế giữa người mua-người bán một cách khoa học và công bằng.

Dự thảo về Nghị định chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đề xuất mức chi trả đối với nhà máy thủy điện là 20 đồng/kwh với điện thương phẩm và 40 đồng/m3 nước thương phẩm đối với nhà máy nước.

Mức giá như đề xuất sẽ chiếm từ 0,36% đến 1,53% giá thành tiêu thụ nước sạch, khoảng 2,37% đến 8,6% giá thành sản xuất thủy điện.

Tại một hội thảo về xây dựng Nghị định chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, ông Francis Donvan - Giám đốc đại diện cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAIDS) tại Việt Nam cho biết Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á xây dựng chính sách này./.

Ngọc Dung (Vietnam+)

  • Diễn đàn Thương hiệu biển Việt Nam lần thứ II
  • Bồi dưỡng về Quốc phòng-An ninh cho cán bộ Công an chủ chốt
  • Gia hạn nộp thuế TNDN năm 2010 thêm 3 tháng
  • Không tăng giá xăng đến hết tháng 3
  • Bộ Tài chính yêu cầu chưa tăng giá xăng dầu
  • Mở rộng đối tượng chuyển đổi thành cty TNHH 1 thành viên
  • Mua trữ thêm nửa triệu tấn gạo
  • Sẽ thành lập Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi